Những dòng tự sự của nữ sinh trường múa tại Quảng Đông (Trung Quốc)
đăng trên mặt báo những ngày vừa qua đã thu hút sự chú ý đặc biệt của
dư luận.
Thí sinh dự thi vào Trường CĐ múa sau giờ thi. Ảnh: GDTD
Không nude, không phải giúp nam sinh “sung sướng” bằng tay
Phạm
Thị Thanh Hiền, lớp múa K8 (hệ 3 năm), Trường CĐ Múa Việt Nam, cho
biết: “Nude” ở đây được hiểu theo 2 khía cạnh: Không có bộ môn múa
"nude" trong lúc học tập tại trường hay đi diễn chính thức và cũng không
có chuyện nude trước mặt thầy cô, bàn bè lúc thay đồ diễn, đồ tập hoặc
ngay cả khi sinh viên có vi phạm nội quy thì họ cũng không phải nhận
hình phạt nặng và có phần “kỳ cục” như vậy.
ThS. Phùng Quang
Minh, giảng viên khoa Múa, Trường ĐH Sân Khấu Điện Ảnh cũng cho biết
thêm: “Hiện, ở Việt Nam chỉ có múa dân gian, múa hiện đại và múa balê,
tuyệt đối không có múa "nude" kể cả trong lúc tập lẫn lúc diễn ở các
chương trình, các chương trình lớn nhỏ chính thống. Các nhà hát lớn ở
nước ngoài cũng đã có múa "nude" như một loại hình chính thức nhưng ở
Việt Nam chưa có điều này”.
Các sinh viên trường múa luôn phải
tuân thủ quy định chặt chẽ về trang phục. Đó là phải mặc những bộ đồ
tico rất mỏng, bó sát người (hệt như một bộ bikini), để lộ toàn bộ mọi
đường nét trên cơ thể.
“Sở dĩ phải mặc trang phục bó sát đến từng
centimet vì múa là nghệ thuật tôn vinh đường nét cơ thể. Nếu mặc một bộ
trang phục rộng thì giảng viên không thể biết sinh viên có rút cơ hết
cỡ không. Nếu không rút cơ hết cỡ, sẽ không có nội lực, động tác sẽ
không đạt được độ căng, cơ thể không đạt được độ cong và mềm mại. Vì
thế, khi mặc một bộ tico bó sát, giảng viên có thể uốn những động tác
chưa đạt trên từng bộ phận của cơ thể”, Thanh Hiền nói.
Các
SV cũng thường “làm sạch” lông dưới để khi mặc trang phục không bị lộ.
Do phải xọac ngang và ấn mạnh 2 chân xuống sàn tập để đạt được độ thẳng
nên nhiều nữ sinh cho biết, có thể vì lý do này mà họ “không còn con
gái” dù chưa quan hệ với bạn trai lần nào.
|
Chỉ cần có 1 người không đi giày tập thì người đó sẽ phải ra khỏi lớp, riêng con trai có thể mặc áo hoặc không nhưng nhất thiết phải mặc quần đùi tico bó sát hệt như các bạn nữ. Riêng về tóc (đối với nữ), toàn bộ không được để tóc mái mà phải búi ngược thật cao, ngay cả giảng viên cũng phải làm như vậy.
Sinh viên trường múa Việt Nam cho biết, họ cũng không bao giờ thay đồ "nude" trước mặt bạn khác giới để rèn luyện phản xạ lúc biểu diễn như tự sự của nữ sinh trường múa tại Trung Quốc.
“Ngay cả khi đi diễn, dù khoảng cách giữa 2 màn có thể chỉ là 30 giây, nhưng phải mặc một bộ đồ khác thì cũng không bao giờ có chuyện thay đồ 'nude" trước mặt bạn diễn. Nếu đã thay đồ, bao giờ bên trong cũng đã mặc sẵn bộ tico bó sát hoặc tất cả phải quay lại, che chắn cho nhau”, Hiền nói.
Ngoài chuyện không có múa 'nude" hay thay đồ "nude" trong lúc tập để rèn phản xạ giới tính như nữ sinh trường múa ở Trung Quốc, nữ sinh trường múa Việt Nam khẳng định không có chuyện họ phải giúp nam sinh “sung sướng bằng tay” như ở Trung Quốc.
Hình phạt cho các sinh viên trường múa Việt Nam mỗi khi mắc sai phạm là nhắc nhở, không cho lên lớp, không cho tập cùng hoặc không được dự thi, cùng lắm là phạt tiền để cho vào quỹ, …
“Cách giáo dục của chúng ta luôn mềm dẻo (đôi khi hơi lỏng lẻo nữa) nên chỉ dùng lời lẽ là chính. Tại Trung Quốc, họ có nền nghệ thuật múa hàng đầu thế giới vì kỷ luật của họ rất nghiêm, thậm chí có thể nói là hơi cực đoan, quân phiệt”, Th.S Minh nhận định.
Chỉ trơ lỳ giới tính với bạn diễn
Bộ đồ tico này đã mang lại nhiều xúc cảm cho sinh viên trường Múa. Do bộ đồ rất mỏng, lại bó sát và để lộ toàn bộ thân hình, đường nét nên lần đầu tiên diện bộ đồ này để lên lớp, Hiền ngại ngùng không dám đứng thẳng người và cũng không dám nhìn thẳn vào mắt thầy cô, bạn vè. “Đó là tâm lý chung của tất cả mọi người, vì chưa bao giờ họ mặc như vậy trước mặt đám đông”, Hiền nói.
“Nếu ngay từ đầu đã tập đôi với nhau, nam nữ có thể động chạm đến những bộ phận nhạy cảm của nhau thì có thể có nhiều điều để nói. Nhưng thực tế là đến khi múa chung thì có nghĩa là bạn đã trải qua nhiều ngày gặp nhau 2 buổi trên lớp, đi ăn, đi chơi cùng. Vì cảm giác thân thiết như người trong cùng gia đình nên mọi chuyện cũng không quá phức tạp như nhiều người nghĩ”, một nữ sinh viên năm thứ 3 (hệ 6 năm) Trường CĐ Múa Việt Nam cho biết.
Ngay sau khi bài viết “Tự sự chấn động của nữ sinh trường múa” xuất hiện trên mạng Internet, rất nhiều sinh viên trường múa đã nhận được những câu hỏi từ bạn bè, mọi người xung quanh về việc bị “trơ lỳ cảm giác giới tính” như bài báo đề cập, trong đó có Thanh Hiền.
Tuy nhiên, Thanh Hiền khẳng định: “Chỉ trơ lỳ cảm giác giới tính với bạn diễn nam mà thôi. Còn với những người khác giới khác không cùng lớp, cùng ngành thì chúng tôi vẫn rung động bình thường. Bằng chứng là chúng tôi vẫn có bạn trai như bao người khác và tình cảm vẫn hoàn toàn tốt đẹp”.
Không bị ám ảnh chuyện ép cân
Không chỉ riêng cá nhân Phạm Thị Thanh Hiền không bị ám ảnh chuyện ép cân mà đại đa số nữ sinh trường múa hiện đang học tập cũng cho biết “ép cân” không phải từ ngữ đứng đầu trong danh sách những việc được ưu tiên hàng đầu, dù biết diễn viên múa phải đạt một chuẩn nhất định nào đó về hình thức.
Tự sự của những nữ sinh Trung Quốc, trong đó có những thông tin như: Phần dưới cơ thể bắt buộc phải dài hơn phần trên ít nhất 12cm, cân nặng quá nửa kg hoặc 1 kg sẽ bị phê bình, phải nhịn ăn và ép cân bằng cách chạy bộ 20 vòng đến khi kiệt sức, đặc biệt là nếu bị tăng cân sẽ phải múa trước mặt nam sinh độc với chiếc quần lót, … đã khiến nhiều sinh viên múa Việt Nam khá sửng sốt.
“Không biết những thông tin trên đã được kiểm chứng chưa, nhưng ở Việt Nam không quá khắt khe như vậy. Sinh viên múa đều đang tuổi ăn tuổi lớn nên bị ép cân quá nhiều quả là một nỗi ám ảnh kinh khủng. Đối với trường múa, có thể nữ sinh đó là hơi mập, nhưng so với bên ngoài thì vẫn rất “ok”. "- một sinh viên múa năm thứ 4 của hệ 6 năm cho hay.
Hơn nữa, nhà trường cũng không gây áp lực quá lớn nào đối với chuyện cân nặng của sinh viên nên họ cảm thấy khá thoải mái. Ai có ý thức thì tự giác giữ gìn cơ thể, ai không thì vẫn ăn uống bình thường. Là sinh viên múa, nhưng ở các trường, hiện cũng rất nhiều người bị mập.
Dù bị cha mẹ, bạn bè ngăn cấm đến với múa vì sợ bị tai tiếng, khó lấy chồng nhưng Hiền vẫn quyết tâm theo đuổi vì có niềm đam mê. Hiền cho biết: “Không chỉ riêng ngành múa, ngành nào cũng có người thế nọ người thế kia nhưng ngành múa hay được nhắc đến vì người múa tham gia họat động quần chúng, được nhiều người biết đến. Đã theo nghề thì phải chấp nhận thôi”.
0 comments:
Post a Comment