THIÊN ĐƯỜNG THỜI TRANG NỮ HẢI PHÒNG

Những kho báu mất tích bí ẩn trong lịch sử

Suốt nhiều thập kỷ, hàng nghìn người đi tìm những kho báu mất tích trị giá hàng tỷ USD của trùm phát xít Hitler nhưng đều không đạt kết quả.

Vàng của Đức Quốc xã giấu trong hầm muối ở thành phố Merkers, Đức. Ảnh: National Archives and Records Administration
Vàng của Đức Quốc xã giấu trong hầm muối ở thành phố Merkers, Đức. Ảnh: National Archives and Records Administration
Kho báu dưới hồ Stolpsee, Đức
Theo những tài liệu chưa được chứng thực, kho báu mà Đức Quốc xã giấu dưới khu hồ Stolpsee, rộng 988 mẫu Anh ở phía bắc thủ đô Berlin, gồm 18 thùng vàng và bạch kim.
Năm 1945, trước khi Hồng quân Liên Xô tiến vào thành phố và giành quyền kiểm soát, Hermann Goering, một quan chức cao cấp trong chính quyền Hitler ra lệnh cho tù nhân chôn kho báu.
Eckhard Litz, một nhân chứng, cho biết, ông nhìn thấy khoảng 30 tù nhân trong trại tập trung dỡ các thùng từ xe tải xuống, đưa chúng lên thuyền, chèo ra giữa hồ và ném xuống biển nước mênh mông.
"Khi những chiếc thùng cuối cùng bị ném xuống nước, những người làm công việc vận chuyển quay lại bờ. Sau đó tiếng đạn vang lên, toàn bộ người tham gia thiệt mạng", ông nói.
Năm 1981, đội thợ lặn chiến đấu của mật vụ Đông Đức không thể truy tìm kho báu chìm dưới lòng hồ.
Tháng 2/2013, Yaron Svoray, một người săn lùng kho báu, sử dụng những biết bị dò sonar cùng hệ thống radar hiện đại nhằm xác định vị trí kho báu trị giá 1,5 tỷ USD.
Ông hy vọng đòi lại công lý cho các nạn nhân Do Thái. Tuy nhiên, mọi cuộc tìm kiếm đều không đạt kết quả.
Kho báu dưới hồ Toplitz, Áo
Bức ảnh mô tả cảnh lính phát xít ném những chiếc thùng xuống hồ Toplitz trước khi họ rút khỏi Áo trong những tháng cuối cùng của Thế chiến II. Ảnh: Daily Mail
Suốt nhiều thập kỷ, nhiều người đổ xô đến hồ Toplitz nhằm tìm kiếm kho báu huyền thoại của phát xít Đức.
Manh mối của họ chính là bức tranh vẽ cảnh lính của Hitler ném những chiếc thùng xuống hồ trước khi họ rút khỏi khu vực trong những tháng cuối cùng của Chiến tranh Thế giới II.
Không ai biết chính xác thứ gì bên trong những chiếc thùng. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng, chúng chứa vàng mà quân đội Đức cướp phá trên khắp châu Âu.
Một số khác suy đoán, những chiếc hộp dưới đáy hồ Toplitz chứa các tài liệu ghi chú nơi giấu tài sản tịch thu của người Do Thái.
Nhiều người đã lặn xuống hồ Toplitz với hy vọng tìm thấy kho báu mà phát xít Đức giấu trước khi đầu hàng nhưng đều không có kết quả khả quan.
Kho báu trong rừng Leinawald, Đức
Trước khi thất thủ, chính quyền Hitler ra lệnh giấu toàn bộ số vàng trong kho Reichsbank tới nơi an toàn. Ảnh minh hoạ
Trước khi thất thủ, chính quyền Hitler ra lệnh giấu toàn bộ số vàng trong kho Reichsbank tới nơi an toàn. Ảnh minh hoạ
Trong Thế chiến II, chính quyền phát xít lấy số vàng dự trữ của các nước bị chiếm đóng và chuyển chúng về Đức. Các nạn nhân trong thảm hoạ diệt chủng Do Thái cũng bị tước toàn bộ tài sản trước khi tới trại tập trung.
Theo Daily Mail, sau khi thu về, chính quyền Hitler đun chảy số vàng này và đúc thành thỏi lớn, đóng dấu Ngân hàng Trung ương Đức Reichsbank.
Tháng 4/1945, trước tình hình quân Đồng Minh áp sát và Hồng quân Liên Xô liên tục nã pháo vào thủ đô Berlin, giới chức phát xít quyết định di chuyển toàn bộ số vàng trong kho Reichsbank tới nơi an toàn.
"Bề ngoài, chúng chuyển số vàng tới vùng Oberbayern. Nhưng thực tế, chúng đang nằm sâu dưới lớp đất của cánh rừng Leinawald", Hilmar Prosche, sử gia người Đức, nói. Theo ông, riêng tổng lượng tài sản bị giấu trị giá khoảng 800 triệu USD.
Prosche kết luận như vậy sau khi tiếp cận các bức ảnh do máy bay ném bom Mosquito của Không quân Hoàng gia Anh (RAF) chụp lại trong thời gian cuối chiến tranh.
Một trong những bức hình chụp tháng 8/1944 cho thấy một công trình nhân tạo ẩn hiện trong rừng với các góc cạnh giống sọ người.
SS của phát xít Đức là lực lượng chịu trách nhiệm vận chuyển số vàng dự trữ tháng 4/1945. Vì thế Prosche tin rằng công trình này có thể chỉ lối dẫn vào kho vàng bí mật.
Ông cũng nghiên cứu hồ sơ của chính quyền Hitler và phát hiện các sư đoàn Organisation Todt, lực lượng lao động chính của Đế chế thứ 3, đã chuyển tới khu vực Leinawald trong năm 1944 theo lệnh của Bộ trưởng Khí tài và Vũ trang Albert Speer.
Năm 2011, người ta phát hiện nhiều bộ hài cốt trong khu rừng và chúng có thể là các lao động nô lệ tham gia quá trình xây dựng hầm giấu vàng bí mật.
Hồ sơ của lực lượng không quân phát xít Luftwaffe năm 1945 cho thấy một cuộc ném bom diễn ra tại rừng Leinawald tháng 4/1945, một tháng trước khi chiến tranh kết thúc.
Vào thời điểm đó, rất ít máy bay của Đức dám cất cánh vì không quân Đồng Minh đã hoàn toàn chiếm thế thượng phong trên bầu trời.
"Việc chính quyền Hitler mạo hiểm cho máy bay ném bom cất cánh chứng tỏ mục tiêu có thể rất quan trọng với họ. Họ sẵn sàng hy sinh phi cơ để xoá dấu vết dưới mặt đất", Prosche nhận định.
Năm 1961, chính quyền Đức tổ chức đào bới trong khu rừng mong tìm thấy số vàng mất tích. Tuy nhiên, cuộc tìm kiếm đã ngừng lại sau khi người ta phát hiện hơi độc bay lên từ lòng đất.
Bản đồ kho báu mã hoá trên bản nhạc
Whistler cho rằng bản nhạc Marsch- Impromptu của nhạc sĩ Gottfried Federlein là bản đồ dẫn đến kho báu. Ảnh: Mirror
Whistler cho rằng bản nhạc Marsch- Impromptu của nhạc sĩ Gottfried Federlein là bản đồ dẫn đến kho báu. Ảnh: Mirror
Dư luận cho rằng Hitler đã ra lệnh cho Martin Bormann, thư ký của y, chôn vàng trên những ngọn đồi ở bang Bavarian trong những ngày cuối cùng của Đế quốc Đệ tam.
Sau khi hoàn thành, Bormann ghi lại toạ độ bản đồ kho báu mã hoá trên một bản nhạc.
Dựa vào những tài liệu của Bormann về nơi giấu "Tears of the Wolf" (tạm dịch: Nước mắt của chó sói), Cyril Whistler, một nhà chế tạo violin người Hà Lan, tin rằng bản nhạc Marsch- Impromptu của nhạc sĩ Gottfried Federlein chính là bản đồ.
"Wolf (chó sói) chính là biệt danh của Hitler và Tears (nước mắt) ám chỉ những viên kim cương", Whistler nói với Mirror.
Sau hai năm nghiên cứu, người đàn ông Hà Lan này tuyên bố ông đã gần tìm được kho báu trị giá gần 80 triệu USD của Hitler.
"Càng nghiên cứu, tôi càng tìm ra nhiều điều thú vị. Các chữ cái, con số và dấu hiệu chỉ ra một con đường", ông nói.
Con đường mà Whistler tìm thấy dẫn đến một khách sạn nằm trong khu vực quân sự. Các nhà sử học ước tính kho báu này gồm khoảng 100 thỏi vàng và rất nhiều kim cương. Tuy nhiên, chính phủ Đức không đề cập đến việc tổ chức khai quật.
Kho báu của tướng Yamashita, Philippines
Tướng quân Yamashita là người chỉ huy kế hoạch xây dựng kho báu hoàng gia tại Philippines. Ảnh: Daily Mail
Tướng quân Yamashita là người chỉ huy kế hoạch xây dựng kho báu hoàng gia tại Philippines. Ảnh: Daily Mail
Suốt những năm hoành hành tại châu Á, đế quốc Nhật thực hiện kế hoạch Golden Lily, hay còn gọi là Kim Bách Hợp.
Theo kế hoạch, chúng quét toàn bộ của cải tích trữ qua hàng nghìn đời của các quốc gia mà chúng đô hộ. Các nhà sử gia ước tính khối lượng vàng mà đế quốc Nhật cướp có thể lên tới 100.000 đến 300.000 tấn.
Khi Thế chiến II sắp kết thúc, Nhật không kịp chuyển toàn bộ số vàng về nước. Kết quả, chúng chôn hoặc ném hàng nghìn tấn dưới lớp đất sâu hoặc dưới đáy biển tại nhiều quốc gia.
Dưới sự giám sát của các hoàng tử, Tướng quân Yamashita Tomoyuki chỉ huy kế hoạch xây dựng kho báu hoàng gia tại Philippines.
Khi những cỗ xe tăng của Mỹ áp sát, tại Hầm số 8, cách mặt đất 67 m trên đảo Luzon, toàn bộ người tham gia xây dựng tổ chức đại tiệc xung quanh những cột vàng chất đống. Họ uống rượu và hát những bài ca về lòng yêu nước.
Đến nửa đêm, Tướng quân Yamashita và các hoàng tử lén ra ngoài. Họ cho nổ mìn, đánh sập hầm và chôn sống những người ở trong. Các hoàng tử trốn lên tàu ngầm trở về thủ đô Tokyo, Nhật. Ba tháng sau, Yamashita đầu hàng Mỹ,
Đến nay, "Kho vàng của tướng Yamashita" vẫn là một điều bí ẩn. Tuy nhiên, Ben Valmores, nô bộc của hoàng tử phụ trách đóng cửa kho báu hoàng gia tại Philippines, xác nhận sự thật.
"Hoàng tử Takeda Tsuneyoshi động lòng. Ngài đã cứu và đưa tôi ra khỏi Hầm số 8 trước khi những trái mìn phát nổ", Ben nói.

0 comments:

Post a Comment

 
Top