Nằm cạnh nhà máy xi măng Hải Phòng không
xa thị trấn Minh Đức, được xây dựng vào những năm 2008 đến 2011, đền
Tràng Kênh là nơi thờ 3 vị anh hùng đã gắn liền với những chiến thắng
lừng lẫy trên dòng Bạch Đằng Giang : Ngô quyền , Lê Đại Hành và Hưng Đạo
Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
Đi qua Tứ trụ tạc bằng đá xanh là nhà thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Cha già của dân tộc, người một đời vì nước vì dân.
Tiếp theo là đền thờ vua Lê Đại Hành, vị
hoàng đế đầu tiên của nhà Tiền Lê, người có công đại phá quân Tống năm
981 trên sông Bạch Đằng, giữ gìn và củng cố nền độc lập cho quốc gia và
có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao , kiến tạo đất nước Đại Cồ
Việt. Cổng đền làm bằng đá xanh , bên dưới là cặp rồng đá phỏng theo
rồng giun thời Lý, thân rồng tròn lẳn không có vảy. Bên trong là hậu
cung thờ vua Lê được sơn son thiếp vàng.
Dọc theo con đường rợp bóng mát của
những hàng cây lưu niệm là đền chính thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc
Tuấn, nhà quân sự thiên tài góp công lớn trong 3 lần chiến thắng quân
Nguyên Mông và tạo nên hào khí Đông A của triều Trần triều đại anh hùng
bậc nhất của lịch sử Việt Nam. Qua nhà tiền tế là trung từ nơi thờ các
quan văn , quan võ Trần triều và hậu cung, nơi đặt tượng Đức Thánh Trần.
Nằm ở trong cùng là đền Tràng Kênh nơi thờ vị Tổ trung hưng của Việt Nam – Ngô Quyền.Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho hơn một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Điểm nhấn của ngôi đền là đôi voi phục bằng đá ong, đây là vật liệu khai thác tại địa phương thường được sử dụng để xây dựng tại một số làng cổ ở Thủy Nguyên.
Nằm ở trong cùng là đền Tràng Kênh nơi thờ vị Tổ trung hưng của Việt Nam – Ngô Quyền.Thắng lợi của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng vào năm 938 đã đặt dấu chấm hết cho hơn một thiên niên kỉ Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập lâu dài của Việt Nam. Điểm nhấn của ngôi đền là đôi voi phục bằng đá ong, đây là vật liệu khai thác tại địa phương thường được sử dụng để xây dựng tại một số làng cổ ở Thủy Nguyên.
Một chi tiết thú vị là ở từng ngôi đền
còn có kèm theo sơ đồ từng trận đánh khác nhau trên sông Bạch Đằng. Ở
trận Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938 Ngô Quyền đã cho đóng cọc ngay sát
bãi bồi dọc sông nhưng đến trận Bạch Đằng lần 2 năm 981 Lê Đại Hành lại
chọn đóng cọc tận trên thượng nguồn và khi đánh quân Nguyên Hưng Đạo
Vương còn kết hợp phục kích đánh nghi binh tại 2 sông Tranh , sông Giá
buộc kẻ thù tiến vào bãi cọc Bạch Đằng. Đây là nguồn sử liệu quan trọng
cho những ai yêu thích tìm hiểu.
Ngoài 3 đền, trong quần thể di tích còn có một chùa được xây trên nền cũ theo Thiền phái Trúc Lâm. Chùa không lớn nhưng bên trong có nhiều tượng Phật , La Hán như bức Thích Ca Mâu Ni, Thích Ca sơ sinh , Văn Thù Bồ tát , Phổ Hiền Bồ tát…Bên ngoài là tượng Quan Thế Âm bằng đá trắng từ trên đỉnh núi nhìn xuống dòng Bạch Đằng và khu vực cánh đồng rộng lớn xung quanh.
Ngoài 3 đền, trong quần thể di tích còn có một chùa được xây trên nền cũ theo Thiền phái Trúc Lâm. Chùa không lớn nhưng bên trong có nhiều tượng Phật , La Hán như bức Thích Ca Mâu Ni, Thích Ca sơ sinh , Văn Thù Bồ tát , Phổ Hiền Bồ tát…Bên ngoài là tượng Quan Thế Âm bằng đá trắng từ trên đỉnh núi nhìn xuống dòng Bạch Đằng và khu vực cánh đồng rộng lớn xung quanh.
Với quần thể kiến trúc quy mô kết hợp
với không gian rộng rãi , gần gũi thiên nhiên đặc biệt là dãy núi đá vôi
vốn được ví như ” Hạ Long trên cạn ” nơi đây đã trở thành một điểm tham
quan không thể thiếu cho du khách thập phương đến với Thủy Nguyên.
0 comments:
Post a Comment