THIÊN ĐƯỜNG THỜI TRANG NỮ HẢI PHÒNG

Mới đây, việc nhà báo Trần Đăng Tuấn, nguyên Phó tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam viết thư ngỏ gửi Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc xin thành lập quỹ “Cơm có thịt” khiến dư luận đặc biệt chú ý.

Ý tưởng thành lập quỹ "Cơm có thịt" của ông xuất phát từ một lần ông có dịp lên vùng cao Tây Bắc hồi tháng 9/2011, chứng kiến bữa cơm chỉ có cơm trắng và canh loãng của các cháu học sinh trong khu nội trú dân nuôi tại một trường ở xã vùng cao Suối Giàng, Văn Chấn, Yên Bái.

Cảm động trước cuộc sống khó khăn, thiếu thốn và bữa cơm thiếu dinh dưỡng của trẻ em vùng cao, ông và một số người bạn đã rủ nhau góp tiền gửi lên hàng tháng để mua thêm thức ăn, mong sao mỗi bữa ăn mỗi trẻ có thêm một, hai miếng thịt.

Dự án
Dự án "Cơm có thịt" được nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước ủng hộ, đã giúp nhiều học sinh miền núi có bữa cơm no đủ hơn, nhưng vẫn chưa được cấp phép hoạt động.

Theo Đất Việt, ông đã đưa những trăn trở của mình lên blog cá nhân và nhận được rất nhiều sự chia sẻ của những tấm lòng hảo tâm. Đến nay đã có 5.841 học sinh ở 46 trường thuộc các tỉnh Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai được hỗ trợ với tổng số tiền hơn 5,4 tỉ đồng.

Quyết tâm sẽ theo đuổi dự án “Cơm có thịt cho học sinh vùng cao” dài hơi hơn, ông Tuấn đã lập hồ sơ xin thành lập quỹ từ thiện “Cơm có thịt” gửi Bộ Nội vụ vào cuối tháng 5/2012. Nhưng đến cuối tháng 10/2012, tức là tròn năm tháng sau khi nộp hồ sơ, hồ sơ chưa được xem xét và không có một thông báo văn bản nào về kết quả xem xét.
Ông Trần Đăng Tuấn bên nồi cơm của học sinh dân tộc nội trú dân nuôi ở Suối Giàng.  Nguồn: Blog Trần Đăng Tuấn.
Ông Trần Đăng Tuấn bên nồi cơm của học sinh dân tộc nội trú dân nuôi ở Suối Giàng. Nguồn: Blog Trần Đăng Tuấn.

Ông đã gửi thư lên Bộ trưởng Bộ Nội vụ để nói về dự án "Cơm có thịt" hiện chưa được cấp phép hoạt động.

Trong bức thư có đoạn: "Có vậy thôi mà năm tháng trôi qua không có một hồi âm, dù chúng tôi hàng chục lần hỏi. Nghị định 30/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 ghi rõ thời gian tối đa để trả lời chấp nhận hay không chấp nhận hồ sơ xin phép lập quỹ xã hội - từ thiện là 45 ngày....

Tôi viết thư ngỏ này không nhằm mục đích đề nghị ông bộ trưởng đôn đốc việc cấp phép cho quỹ “Cơm có thịt”. Bộ trưởng dẫu có đích thân làm thay nhân viên thì cũng chỉ được một vài lần. Chúng tôi sẽ có cách làm phù hợp luật pháp để tiếp tục giúp các em vùng cao mà không cần thành lập quỹ như nhiều, rất nhiều người Việt Nam đang làm. Tôi viết thư này là mong bộ trưởng bỏ thời gian để xem xét hai việc.

Thứ nhất, mong bộ trưởng cho rà soát lại có bao nhiêu hồ sơ đề nghị thành lập quỹ xã hội - từ thiện còn đang nằm tắc đâu đó ở bộ. Nguyên do ở đâu, có phải là sự chậm trễ quan liêu đơn thuần, hay có sự e ngại nào với việc quản lý hoạt động thiện nguyện?

Thứ hai: trước khi làm hồ sơ xin cấp phép thành lập quỹ, chúng tôi đã vất vả để tìm cách có nguồn tiền ở mức 2 tỉ đồng để sau này được Bộ Nội vụ công nhận có đủ điều kiện hoạt động. Nhưng sau khi chúng tôi nộp hồ sơ, theo quy định mới mức tiền mà quỹ nhất định phải có từ ban đầu đã cao hơn gấp vài lần (theo nghị định 30/2012-NĐ/CP đã nói ở trên là 5 tỉ đồng trở lên). Quy định này tất nhiên xuất phát từ những điều hợp lý, nhưng không phải cho mọi trường hợp."

Theo Người đưa tin, ngay sau khi báo chí đăng thư ngỏ gửi bộ trưởng Bộ Nội vụ, ông Tuấn cho hay "một thứ trưởng đã nói chuyện ngay với tôi qua điện thoại".

Theo ông Tuấn, sau đó ít lâu thì Bộ Nội vụ có công văn trả lời với nội dung : 1) Hồ sơ xin giấy phép còn thiếu một số thủ tục - 2) Việc chưa trả lời về những điểm thiếu trong hồ sơ bằng văn bản Bộ Nội vụ nghiêm túc rút kinh nghiệm - 3) Bộ luôn ủng hộ việc thành lập Quỹ từ thiện theo quy định pháp luật và đề nghị Ban sáng lập hợp tác để làm thủ tục cấp phép - 4) Bộ sẽ nghiên cứu kiến nghị về số tiền đóng góp để hoàn chỉnh quy định pháp luật.

Tuy nhiên trong thư phản hồi, ông Tuấn nói "việc thiếu vài nội dung của hồ sơ không phải nguyên nhân chậm xem xét, vì trong thời hạn 5 ngày làm việc sau khi nhận hồ sơ, theo luật định nếu hồ sơ có thiếu thì Bộ phải có văn bản thông báo. Khi đó chúng tôi đã có thể bổ khuyết".

Theo ông Tuấn, việc chậm trễ khiến có những khó khăn mới phát sinh. Khi xin cấp phép đã có những cam kết đóng góp tài sản đủ đáp ứng quy định. Song thời điểm đó đã lâu nay một số cam kết không còn hiệu lực vì những biến động tài chính của người hứa đóng góp. Ban sáng lập phải vận động bổ sung và thay đổi thành phần sáng lập viên.

Nhiều bạn trẻ trên các diễn đàn, các mạng xã hội lên tiếng ủng hộ và cảm động trước tấm lòng nhân ái của vị nguyên Phó tổng giám đốc VTV.

Hiện nay không chỉ trong nước mà sinh viên Việt Nam ở nhiều nước, bắt đầu từ Úc, cho đến Mỹ, Phần Lan, Thụy Điển, Nhật Bản, Singapore... đang gọi nhau đến với “Cơm có thịt”.

0 comments:

Post a Comment

 
Top