THIÊN ĐƯỜNG THỜI TRANG NỮ HẢI PHÒNG

Bất kỳ cuộc thi sắc đẹp quốc tế nào cũng có phần thi trang phục truyền thống. Hầu hết, trang phục truyền thống mà các thí sinh mang tới cuộc thi thường là những phiên bản cách tân của bộ trang phục vốn mang đậm bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử của vùng miền đó .
Tuy nhiên, thử lật lại thời gian những người đẹp của Việt Nam khi tham dự các cuộc thi mang tính quốc tế xem, mấy ai được “xướng tên” nhận giải người đẹp có trang phục dân tộc đẹp nhất. Việt Nam khi mang trang phục dân tộc của mình đến đấu trường quốc tế thường bị “lép vế” và khá nhạt nhòa trong cuộc thi. Nhìn vào trang phục dân tộc là nhìn cả “bản sắc văn hóa và truyền thống lịch sử”. Nếu bảo rằng, các người đẹp thông qua bộ trang phục để giới thiệu vẻ đẹp văn hóa và truyền thống lịch sử của đất nước Việt Nam với bạn bè quốc tế thì người ta khó có thể hình dung ra được trang phục dân tộc của người Việt Nam là như thế nào bởi sự biến tấu quá đà và pha tạp trong từng trang phục.
“Khoe da triệt để”
Đồng ý là khi đi ra đấu trường quốc tế, nếu trang phục dân tộc lúc nào cũng chỉ chiếc áo dài thì quá cứng nhắc. 54 dân tộc với bản sắc dân tộc khác nhau, trang phục truyền thống khá đa dạng phong phú, tuy nhiên nhiều nhà thiết kế vẫn chưa khai thác hết. Có chăng là xuất phát từ những ý tưởng thời Âu Lạc như trang phục dân tộc của Hoàng My tại Miss World 2012 hay Hoàng Ngân lấy từ ý tưởng tiếng cồng chiêng Tây Nguyên khi dự thi Nữ hoàng du lịch quốc tế hay cách điệu từ chiếc áo tứ thân … Tuy nhiên, ngay sau khi các trang phục dân tộc này được đăng tải trên báo chí, nhiều ý kiến cho rằng, các bộ trang phục quá sexy, khoe nhiều da thịt và không hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Đặc biệt là trang phục của Hoàng Ngân còn mang hơi hướng của “cosplay”- không khác gì trang phục trong các truyện tranh.
Bộ trang phục dân tộc của Hoàng My tại Miss World 2012 khá tôn dáng, tuy nhiên lại gợi cảm quá đà nên đã làm dấy lên nhiều tranh luận.Theo nhà thiết kế, bộ trang phục dựa trên nguồn gốc lịch sử của người Âu Lạc, với phần thân trên là áo yếm, phía trước xẻ giữa, phần thân dưới là váy quấn để tạo sự nhanh nhẹn trong sinh hoạt.
Áo tứ thân mớ năm, mớ bảy với lối thiết kế cách tân mà Hoàng My mặc tại Hoa hậu Hoàn vũ 2011 đã khiến trang phục dân tộc từ vẻ đẹp "thầm kín" trở thành vẻ đẹp sexy bởi đường xẻ váy khá cao và lộ hoàn toàn vòng eo
Tại Cuộc thi Nữ hoàng Du lịch Quốc tế 2011, đại diện Việt Nam là Hoàng Ngân giới thiệu một bộ trang phục có phần trên “chèn ép” vòng 1 quá mức, lai tạp giữa bộ trang phục của hoàng hậu và một nhân vật trong các trò game.
Nếu như các mỹ nữ khoe da bằng lớp cắt xẻ ở giữa và váy quấn hở ở dưới…thì các mỹ nam lại khoe da thịt bằng những trang phục đóng khố. Niềm tự hào nhất trong các cuộc thi mỹ nam của Việt Nam chính là nam vương Tiến Đoàn. Còn nhớ trong cuộc thi Mister International 2008 Tiến Đoàn đã tự thiết kế bộ trang phục dân tộc với tên gọi “Hùng ca chim lạc” mang ý nghĩa thể hiện tinh hoa và niềm tự hào tinh thần dân tộc bất khuất, dòng dõi con cháu Lạc Hồng của người Việt. Tại cuộc thi đó, Tiến Đoàn đã gây ấn tượng khá mạnh bởi việc “cởi trần đóng khổ” của mình. Tuy nhiên không phải việc khoe hình thể quá nhiều lại được đánh giá cao. Chẳng hạn như Vĩnh Thụy cũng “bắt chước” bộ trang phục mà Tiến Đoàn từng mặc, anh cũng “đóng khố” tại Mister International 2009 nhưng không đoạt giải "Thí sinh mặc trang phục dân tộc đẹp nhất", Vĩnh Thụy dừng lại ở vị trí top 15 cùng giải thưởng phụ "Thí sinh ăn ảnh nhất" mà thôi.
Rườm rà rối mắt và đơn giản quá mức
Khi hỏi bất kỳ người Việt Nam nào về trang phục dân tộc Việt Nam cho nữ giới là gì, thì câu trả lời thường là áo dài. Tuy nhiên, trong các cuộc thi quốc tế,  thường chọn kiểu áo dài  quá cứng nhắc, già nua, một số khác lại cách điệu quá tay. Còn nhớ chiếc áo dài đen đuôi công kết cườm và kim sa của Nhà thiết kế Việt Hùng giúp Mai Phương Thúy lọt vào top 20 thí sinh mặc trang phục dân tộc đẹp nhất Hoa hậu thế giới 2006. Hay như chiếc áo dài đen quý phái mà Hoàng Yến mặc trong đêm chung kết Hoa hậu hoàn vũ Thế giới 2009 cũng để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, những chiếc áo dài này quá rườm rà, khiến cho người mặc trở nên già hơn rất nhiều.
Chiếc áo dài đen đuôi công kết cườm và kim sa của NTK Việt Hùng khiến Mai Phương Thúy già hơn nhiều so với tuổi 18 lúc bấy giờ của cô

Á hậu Hoàng Yến khi tham dự Miss Universe 2009 đã nhận nhiều lời chỉ trích khi diện bộ áo dài màu đen, thêu rồng trông quá nặng nề, không hợp với phái yếu.
Ở cuộc thi Hoa hậu châu Á tại Mỹ 2011, đại diện Phan Thị Mơ của Việt Nam dự thi phần trang phục dân tộc là chiếc áo dài màu đỏ gợi nhớ đến hình ảnh mẹ Âu Cơ trăm trứng. Phía trên của thiết kế gần như chiếc yếm của người phụ nữ Việt thời xưa. Tuy nhiên, phần chân váy lấp lánh trông rất giống váy dành cho các vũ công là điểm trừ của bộ trang phục.

Trang phục của Phan Thị Mơ khá giống với trang phục của vũ công múa bụng
Thúy Vy trong cuộc thi Miss World 2011 đã sử dụng bộ trang phục truyền thống lấy 2 màu đỏ và vàng - màu của lá cờ Việt Nam làm màu chủ đạo. Loài chim công được ví như biểu tượng sắc đẹp, từ thời xa xưa các hoàng hậu trong cung cũng thường dùng lông công để trang trí các vật dụng như một biểu tượng sang trọng nhất. Tuy nhiên, khi khoác áo dài lông công này lên người trông cô không khác gì công bị “xù lông” và khá đồng bóng. Lớp lông đã lấn át quá nhiều vẻ đẹp của cô.
Và mới đây, tại cuộc thi Miss Earth 2012, trang phục Sen Việt của Hoàng Anh vẫn bị cho là “quá rườm rà” vì lòe xòe ở hai cánh tay, đường thêu chưa được tinh tế. Cho nên, trang phục dân tộc này vẫn chưa ghi điểm dưới con mắt của các giám khảo quốc tế.
Trang phục dân tộc rườm rà không ghi điểm trước đấu trường quốc tế, nhưng không phải đơn giản lại dễ ghi điểm đâu. Ngọc Thạch trong cuộc thi Miss Model of The World 2010, đã đem đến bộ trang phục đơn giản đến mức tẻ nhạt và cứng nhắc.
Các mỹ nữ thì thêm đủ kiểu ở áo dài cách tân, còn các mỹ nam thì lại khá đơn giản trong tà áo dài. Năm 2010, Hoàng Gia Ngọc tại Manhunt International rất nhạt nhòa trong trang phục dân tộc vì sự quá “đơn giản” và không có gì đặc biệt.
Trang phục cosplay và robot
Trong các cuộc thi nhan sắc gần đây, sự nhận thấy rõ rệt cả ở mỹ nam hay mỹ nữ, trang phục dân tộc đều mang hơi hướng từ phong cách game hoặc có thể chịu ảnh hưởng từ bộ phim “đại chiến robot”.
Chẳng hạn Trúc Diễm táo bạo mặc bộ trang phục nặng 10kg lấy ý tưởng từ hình tượng mẹ Âu Cơ trong truyền thuyết con Rồng cháu Tiên trên chất liệu bắt sáng, với họa tiết trống đồng, chim Lạc. Tuy nhiên, nếu ai thường chơi game thì sẽ nhận thấy, trang phục này rất giống trang phục trong game Phong Thần, trang phục nặng nề, vừa làm kim loại vừa pha thổ cẩm, thêu hoa…
Thân hình nhỏ bé của Trúc Diễm trước bộ trang phục dân tộc đồ sộ nặng 10 kg
Tại cuộc thi Manhunt International 2012, đại diện của Việt Nam là Quang Huân đã giới thiệu tới bạn bè quốc tế bộ trang phục truyền thống do nhà thiết kế Lê Long Dũng thực hiện. Tuy nhiên, bộ trang phục được lấy cảm hứng từ thời Vua Hùng thứ nhất này lại bị cho là rối rắm, siêu thực và quá giống trang phục trong trò chơi điện tử. Bộ trang phục này ban đầu cũng nhận nhiều ý kiến trái chiều bởi quá rườm rà và cầu kỳ, tuy nhiên, điều khiến mọi người bất ngờ nhất là thành tích top 3 trang phục dân tộc đẹp nhất.
Quang Huân khoác lên người bộ trang phục dân tộc khá "rối rắm" và mang đậm phong cách thời trang game
Cầu kỳ và đồ sộ không kém trang phục dự thi Manhunt International của Quang Huân, bộ đồ của Á vương 2 Mr Việt Nam 2010 Đỗ Bá Đạt cũng khiến nhiều người nhớ tới nhân vật trong Võ lâm truyền kỳ.
Quang Đạt mang đến cuộc thi bộ trang phục Sơn Tinh với gươm đao nặng nề
Năm 2012, Trương Nam Thành với bộ trang phục của nhà thiết kế Lê Long Dũng lấy từ ý tưởng Thánh Gióng đã dự thi tại Mr World. Không hiểu đây là trang phục Thánh Gióng hay là trang phục robot???
Trong bất kỳ cuộc thi nhan sắc nào, trang phục dân tộc luôn mang hơi thở của từng quốc gia. Không ít trang phục dân tộc Việt Nam đã được đánh giá cao khi trang phục đổi thiết kế. Vẫn còn nhớ, người đẹp Chung Thục Quyên trong cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia ở Ba Lan vào năm 2009, lần đầu tiên người đẹp Việt Nam được giải thưởng trang phục truyền thống đẹp nhất tại cuộc thi nhan sắc quốc tế. Và Thục Quyên cũng là người đẹp đầu tiên mang theo áo tứ thân, nón quai thao thaycho áo dài trong phần thi trang phục dân tộc.
Hay Hương Giang hóa thành mẹ Âu Cơ trong trang phục truyền thống tại Miss World 2009. Nụ cười ngọt ngào cùng bộ trang phục nền nã, đã giúp cô để lại ấn tượng đẹp tại cuộc thi đó.
Trong trang phục truyền thống, Hương Giang hóa thành "mẹ Âu Cơ" tại Miss World 2009
Tại cuộc thi Mister International 2008 Tiến Đoàn đã tự thiết kế bộ trang phục dân tộc với tên gọi “Hùng ca chim lạc” mang ý nghĩa thể hiện tinh hoa và niềm tự hào tinh thần dân tộc bất khuất, dòng dõi con cháu Lạc Hồng của người Việt.
Có thể nhận thấy, trang phục dân tộc dự thi hầu như là sự tự phát và bắt chước người đi trước của các người đẹp. Thiết nghĩ, cần nhiều hơn nữa sự sáng tạo từ bàn tay của các nhà thiết kế tà

0 comments:

Post a Comment

 
Top