Mâu thuẫn giữa bà Thủy và bà Quý lên đến đỉnh điểm khi vào ngày 30/1/2016, bà Thủy đã tát bà Quý.
Trường tiểu học Đặng Cương.
Thời gian vừa qua, báo PLVN liên tục nhận được đơn phản ánh của bà Bùi Thị Quý, nhân viên trường tiểu học Đặng Cương (xã Đặng Cương, huyện An Dương) tố cáo bà Lê Thị Thu Thủy, hiệu trưởng nhà trường có hành vi làm trái quy định nhà nước về quản lý tài chính, tham ô công quỹ, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
Thu nhiều, báo cáo ít
Theo
nội dung đơn thư, năm học 2013 - 2014, trong thời gian bà Quý làm thủ
quỹ, tất cả các khoản thu của trường tiểu học Đặng Cương đều nhiều nhưng
báo cáo tài chính và vào sổ kế toán ít, có những khoản tiền không vào
sổ sách và không báo cáo. Bà Thủy chỉ đạo thủ quỹ để lại một phần khoản
thu ngoài sổ sách lên tới trên 300 triệu để chi tiêu.
Cụ
thể, về tiền học 2 buổi/ngày, nhà trường thu khoảng 769 triệu nhưng chỉ
nộp kho bạc 625 triệu đồng; về quỹ xã hội hóa, nhà trường thu 192 triệu
nhưng chỉ nộp kho bạc 167 triệu... Trong đó, nhiều khoản thu rất vô lý
như tiền hỗ trợ giáo dục, tiền đội, tiền hội, tiền lao động vệ sinh,
tiền xe đạp… lên đến trên 200 triệu đồng. Mặc dù việc dạy thêm, học thêm
đã bị cấm dưới mọi hình thức nhưng bà Thủy vẫn tổ chức cho học sinh học
thêm vào chiều thứ 6, thứ 7 hàng tuần và thu 100 nghìn đồng/buổi/cháu.
Chỉ
tính riêng kỳ 1, số tiền học thêm thu về đã lên tới trên 330 triệu
đồng. Trong danh sách các khoản chi của trường tiểu học Đặng Cương, có
nhiều khoản khiến nhiều giáo viên và phụ huynh phải đặt dấu hỏi như:
“chi tham quan chi bộ” hết trên 34 triệu đồng, “chi tham quan Bái Đính”
trên 15 triệu đồng; “chi tham quan” trên 26 triệu đồng. Các khoản chi
trên đều được bà Thủy ký xác nhận.
“Tôi
khẳng định, gần 80 triệu đồng bà Thủy duyệt chi đi tham quan là tiền
đóng góp của học sinh”, bà Quý quả quyết.Không đồng tình với việc thu
chi trên, phụ huynh N.T.S có con theo học tại trường tiểu học Đặng Cương
bức xúc: "Tiền do học sinh đóng góp mà nhà trường lại chi đi tham quan
là điều không thể chấp nhận được. Nhiều khoản thu quá "vô lý". Ví dụ như
sổ liên lạc và sổ khám bệnh, sổ y bạ mà thu đến 100.000 đồng, tiền học 2
buổi/ngày thu 300.000 đồng/tháng... ".
Bà
N.T.H chia sẻ thêm: "Học sinh tại trường tiểu học Đặng Cương hầu hết
đều là con nhà nông nghiệp, hoàn cảnh gia đình khó khăn. Việc thu nhiều,
chi vô lý như trên khiến chúng tôi không đồng tình, mất niềm tin vào
nhà trường".
Theo bà Quý, ngoài
việc thu chi sai nguyên tắc, bà Thủy còn cố tình làm trái quy định của
nhà nước về quản lý kinh tế. Cụ thể, hệ thống lọc nước được Nhà trường
lắp đặt và sử dụng 2 năm nhưng chưa quyết toán, công trình này cũng
không thực hiện chào giá cạnh tranh; hệ thống điều hòa có những chiếc
được thanh toán 2 lần, phòng máy vi tính được thay thế bằng hệ thống máy
mới nhưng không để lại máy cũ và không làm thủ tục thanh lý tài sản.
Trường tiểu học Đặng Cương từ trước đến nay chỉ có 1 nhân viên bảo vệ.
Tuy nhiên, trên danh sách nhận tiền lương hàng tháng có tới ... 2 người,
trong đó, "bảo vệ" có tên Nguyễn Xuân Tiến không hề công tác tại
trường!
Đánh nhân viên trong giờ làm việc?
Quá
bức xúc, bà Quý đã làm đơn gửi đến UBND huyện An Dương, UBND xã Đặng
Cương, Thanh tra Sở GD &ĐT Hải Phòng, CA TP Hải Phòng và nhiều cơ
quan chức năng để trình báo. Liên quan đến sự việc, ông Phạm Văn Thứ,
Phó Bí thư Đảng ủy xã Đặng Cương cho biết, sau khi nhận được đơn phản
ánh của bà Quý, UBND xã Đặng Cương đã thành lập Tổ công tác để xác minh,
giải quyết sự việc. Kết quả, một phần nội dung trong đơn phản ánh là có
cơ sở.
Theo nội dung công văn số
46/UBND-TCT ngày 9/12/2015 của UBND xã Đặng Cương, về quản lý tài chính,
mua sắm cơ sở vật chất, Tổ công tác không phát hiện sai phạm, thu
nhiều, nộp ít như nội dung đơn thư. Tuy nhiên, bà Quý đã phát hiện sai
về thủ tục, quy trình, mục đích chi cần phải đảm bảo nguyên tắc tài
chính và các văn bản đã hướng dẫn. Một số nội dung chi không đúng mục
đích như: mua sắm đồ dùng văn phòng phẩm, kỷ niệm các ngày lễ lớn, hỗ
trợ chuyên môn... Nhà trường sử dụng quỹ hoạt động của ban đại diện cha
mẹ học sinh để hỗ trợ sơ kết, tổng kết năm học, lễ ra trường... là không
đúng. Nhà trường cũng không được trích từ quỹ để chăm sóc cây cảnh, làm
vệ sinh lớp, vệ sinh trường... Phần quỹ đội, nhà trường thu 20.000
đồng/học sinh là không đúng chỉ đạo của ngành giáo dục.
Hồ
sơ lắp đặt hệ thống lọc nước không có dự toán, quyết toán; mà chỉ có hồ
sơ, chứng từ thanh toán cho từng thiết bị. Hệ thống đã hoàn thành nhưng
chưa lập sổ theo dõi, khấu hao tài sản cố định. Qua xác minh, việc theo
dõi hồ sơ, chứng từ phòng máy tính của trường tiểu học Đặng Cương không
đầy đủ. Nhà trường chưa lập sổ theo dõi khấu hao tài sản, hồ sơ máy
tính không thể hiện trong biên bản bàn giao giữa Hiệu trưởng cũ và Hiệu
trưởng mới, cần phải khắc phục, lập bổ sổ theo quy định. Việc sổ theo
dõi khấu hao tài sản cũng chưa được lập với việc lắp đặt máy chiếu, máy
điều hòa của trường, lớp.
Tuy
nhiên, nội dung công văn cũng nêu rõ chưa có cơ sở xác định việc dạy
thêm, học thêm tại trường ngoài việc tổ chức dạy thêm tiếng Anh của
Trung tâm Đặng Tuấn đồng thời đề nghị hiệu trưởng phải thực hiện nghiêm
túc quy trình quản lý trang thiết bị, cơ sở vật chất, mở sổ theo dõi,
khấu hao tài sản cố định. Xuất phát từ việc chưa làm tốt quy định về
quản lý tài chính nên dẫn có ý kiến trong nội bộ nhà trường.
Mâu
thuẫn giữa bà Thủy và bà Quý lên đến đỉnh điểm khi vào ngày 30/01/2016,
bà Thủy đã tát bà Quý, dẫn đến xảy ra xô xát giữa 2 người trong giờ làm
việc. Bà Quý cho biết sự việc đã được công an xã Đặng Cương và lãnh đạo
địa phương giải quyết nhưng đến nay chưa có kết quả cụ thể.
Trao
đổi với PV, ông Đặng Tăng Thông, Trưởng phòng giáo dục huyện An Dương
cho biết: Hiện vụ việc đang được cơ quan công an vào cuộc xác minh, làm
rõ.Báo Pháp Luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.
0 comments:
Post a Comment