THIÊN ĐƯỜNG THỜI TRANG NỮ HẢI PHÒNG

Sau 5 năm được bổ nhiệm Trụ trì chùa Cao Linh (xã Bắc Sơn, An Dương, Hải Phòng), sư Nghiên vận động bà con phật tử, trong và ngoài nước bỏ tiền xây ngôi chùa Cao Linh to đẹp (khoảng trên 200 tỷ đồng). Các hoạt động nhân đạo từ thiện, phóng sinh, hoằng dương Phật pháp hằng năm của chùa Cao Linh đã thu hút hằng ngàn phật tử tham gia. Đây là những thành thích đáng ghi nhận của Đại đức Nghiên. Nhưng nhiều người thì cho rằng ông có khuynh hướng thương mại hoá chùa chiền, vi phạm luật Phật chế và một số người coi đó là "tội" trưởng thành quá sớm...
Từ duyên nghiệp của vị sư thời @

Đại đức (ĐĐ) Thích Giác Nghiên (sinh ngày 21/5/1977, thế danh là Lại Văn Nghĩa) xuất thân trong một gia đình nghèo khó tại Thuỵ Phúc, Thái Thuỵ, Thái Bình. Do có duyên nghiệp, năm 13 tuổi (1990), ông đến chùa Sùng Khánh, Thái Bình và chùa Phổ Minh, Hải Phòng (năm 1992), tập sự xuất gia và học hết Phổ thông trung học.

Đại điện chùa Cao Linh
Đại điện chùa Cao Linh

Năm 1994, ông xuống chùa Phổ Chiếu, phường Dư Hàng Kênh, Lê Chân, Hải Phòng bái Thượng toạ (TT) Thích Thanh Giác làm thầy thế độ ân sư. Ngày 10/10/1994, ông được Thượng toạ thế phát xuất gia, ban cho Pháp hiệu Thích Giác Nghiên. Trong thời gian này ông theo học Trường Trung cấp Phật học và ngoại ngữ Trung văn tại Hải Phòng. Ông được thọ giới Sa Di (sư bác, năm 1996) và thọ giới Tỳ Kheo (danh xưng Đại đức, năm 1999).

Ngày 20/5/2002, ông được Thành hội Phật giáo Hải Phòng (PGHP) cử đi du học tại Đại học Phật giáo (Phúc Nghiên Phật Học Viện) ở Tân Trúc - Đài Loan. Năm 2006, ông hoàn tất học nghiệp về nước và được TT. Thích Thanh Giác bàn giao chùa Cao Linh xã Bắc Sơn, huyện An Dương, Hải Phòng tiếp quản trông coi Phật sự.

Ngày 10/2/2007, ông được Thành Hội PGHP bổ nhiệm Trụ trì chùa Cao Linh.

Lễ tiếp nhận Trụ trì chùa Cao Linh
Lễ trao Quyết định Trụ trì rất hoành tráng, nhưng Quyết định “đuổi sư về quê” lại rất bất thường?

Ông Lê Quốc Tuyn - Chủ tịch UBMTTQ xã Bắc Sơn kể lại: “Tháng 11/2006, sau khi có Đơn của TT.Thích Thanh Giác (nguyên trụ trì chùa Cao Linh) đề nghị bổ nhiệm ĐĐ Thích Giác Nghiên làm trụ trì chùa Cao Linh, Thành hội PGHP và các cơ quan chức năng đã tiến hành lấy ý kiến của UBND xã, Ban Tôn giáo và UBND huyện An Dương rất cẩn thận. Thành hội PGHP và chùa Cao Linh tổ chức lễ Nhập tịch (công bố Quyết định trụ trì) cho ĐĐ.Thích Giác Nghiên rất long trọng trước sự chứng kiến của các ban ngành thành phố, huyện, xã và hàng ngàn bà con phật tử địa phương. Quả thật, đây cũng là một duyên lành cho nhân dân địa phương...”.

Chùa Cao Linh là một ngôi chùa cổ được dòng họ Lê ở Hà Liên xây dựng từ rất lâu, đợt trùng tu gần nhất vào đời Hậu Lê (khoảng 300 năm). Trong những năm tháng kháng chiến, chùa cũ đã bị phá hoại một phần, một phần đất đã được lấy làm ụ pháo và nghĩa trang nhân dân.

Năm 2001, ĐĐ.Thích Thanh Giác, trụ trì chùa Phổ Chiếu về đây kiêm nhiệm trụ trì và chùa đã được Đại đức quy hoạch, xây dựng lại chuyển từ hướng Tây sang hướng Nam như hiện nay, gồm  ngôi Đại điện hình chữ công, 3 gian hậu cung, 2 gian ông muống, 5 gian tiền đường. Năm 2006, khi Thượng toạ Giác bàn giao chùa Cao Linh cho ĐĐ.Nghiên tiếp quản thì ngôi chùa này mới hoàn thiện xong 3 gian hậu cung phần mộc và phần móng của ngôi Đại điện.

Trong bối cảnh chùa cũ vừa được phá ra tan hoang để xây dựng lại, tiền đầu tư xây dựng chùa cũng cạn kiệt, thầy Nghiên ban ngày phải cùng hàng trăm bà con phật tử địa phương lầm lũi cuốc đất khu ụ pháo, san gạt mặt bằng cho khu chùa mới, tối lại về nhà dân “ăn nhờ, ở đậu”.

Đại đức Thích Giác Nghiên giới thiệu về chuông đ ồng 3,2 tấn đồng (cao 2,8m, đường kính 1,5m) vừa được đúc xong năm 2010.
Đại đức Thích Giác Nghiên giới thiệu về chuông đ ồng 3,2 tấn đồng (cao 2,8m, đường kính 1,5m) vừa được đúc xong năm 2010.

“Tôi đang tu học ở Đài Loan, mặc dù là tu học nhưng được học tập, nghiên cứu bằng những chương trình giáo dục tiên tiến, điều kiện sống cũng rất tốt. Khi tôi về chùa Cao Linh, điều kiện vô cùng khó khăn, nhưng tôi xác định “vạn sự khởi đầu nan”, mình cứ cống hiến hết mình vì Phật pháp, Trời, Phật sẽ gia hộ, bà con phật tử sẽ trợ giúp. Khi đang loay hoay, chưa biết sẽ tìm nguồn kinh phí ở đâu để xây dựng tiếp ngôi chùa này thì tôi được sự trợ giúp về kinh phí rất lớn của 2 người bạn cùng tu học là thầy Huyền Quang ở Malaysia, thầy Chân Hy ở Singapore và một số bà con phật tử ở nước ngoài. Năm 2007 – 2008, khi ngôi Đại điện, khu cổng lớn và 6 cổng con đã được xây dựng hoàn tất, rất to đẹp, lộng lẫy thì nhà chùa liên tục nhận được sự trợ giúp, cúng dường của rất nhiều bà con phật tử. Rất nhiều người dân địa phương có ruộng tiếp giáp với chùa đã tiến cúng ruộng, mỗi lần như vậy, nhà chùa lại phải phá tường bao để xây quây lại đất. Cứ như vậy, các công trình như: nhà Tăng 2 tầng, 10 ngôi bảo tháp; 2 dãy nhà giải vũ, nhà giảng kinh và khu bếp; khu vườn tượng, hồ ao và các công trình phụ cận đã dần được hoàn tất... Như vậy, sau 5 năm xây dựng với tổng kinh phí khoảng trên 200 tỷ đồng, khu chùa Cao Linh to đẹp với kiến trúc vừa truyền thống vừa hiện đại đã cơ bản được xây dựng xong.” – ĐĐ.Nghiên tâm sự.

Với vốn kiến thức tu học, tiếp cận kinh, sách bằng công nghệ máy tính và Internet, ĐĐ.Nghiên đã lập được trang Website, xây dựng logo riêng cho chùa Cao Linh có đăng ký bản quyền; việc dịch và cho in các bộ kinh, sách từ tiếng Trung sang Việt cũng được Thầy triển khai đồng bộ với việc hoằng dương Phật pháp. Phong trào làm công tác từ thiện, phóng sinh, đến thăm hỏi và hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, ủng hộ giúp đỡ các bệnh nhân bị phong cùi, bệnh nhân tâm thần và người nghèo... khi được thầy phát động đều được bà con phật tử hưởng ứng vào cuộc với hàng trăm triệu đồng và hàng chục tấn hàng hoá, quần áo mỗi năm.

Trên đây là những hoạt động quyên góp tiền của trong và ngoài nước để xây dựng chùa và các hoạt động xã hội, từ thiện, hoằng dương Phật pháp rất tốt đáng được ghi nhận. Nhưng, từ đây cũng có không ít người hoài nghi về những nguồn kinh phí xây dựng chùa hàng trăm tỷ và những khoản tiền làm từ thiện, in kinh sách. Những người ghen ghét thì cho rằng: “Chắc sư Nghiên nhận được những khoản rửa tiền của nước ngoài và một số vị quan chức chống lưng (nhằm đưa hài cốt của gia đình vào nghĩa trang của chùa)”?. Nhiều kẻ xấu bụng lại cho rằng: “Chắc ông Nghiên buôn súng, ma tuý, làm nội gián cho nước ngoài hoặc buôn đất, bán mộ mới có nhiều tiền xây chùa lớn, đúc chuông to, làm từ thiện, phóng sinh... đến chóng mặt như vậy?”

Trải lòng với PV Báo BVPL, ĐĐ.Nghiên lại có quan điểm khác: Tôi chỉ là một nhà tu hành! Khi những đồng môn, bà con phật tử phát tâm cúng tài sản, công đức vào chùa, hoặc họ cho mình vay không lấy lãi để xây dựng chùa thì mình phải ghi nhận. Tôi không có quyền từ chối và càng không có quyền điều tra xem nguồn gốc đồng tiền ấy ở đâu ra. Tôi không lợi dụng lòng tốt của phật tử để làm giàu cá nhân, không làm điều phi pháp trái với lương tâm và pháp luật là được. Giả sử nguồn tiền ấy là tiền “không sạch”, thì họ có tội với pháp luật phải trả giá cho nghiệp sau của họ. Còn những đồng tiền đó xuất phát từ những nguồn tiền gì thì nó đã góp vào xây dựng được một điểm sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng, một điểm du lịch văn hoá cho xã hội, còn hơn là để họ đem những đồng tiền ấy đi buôn hàng lậu, hàng cấm và làm những chuyện không hay khác.

Đến chuyện Sư phụ từ mặt Đệ tử!

Cho đến hôm nay ĐĐ.Nghiên cũng chưa thể hiểu được vì sao thầy nghiệp sư TT Thích Thanh Giác lại từ mình? Vì theo ông, năm 13 tuổi ông từ cậu bé nhà quê nghèo khó ra Hải Phòng bái sư Giác làm Sư phụ, ông được sư Giác thương yêu nhất trong số 10 người đệ tử của thầy ở Sơn môn. Sư Nghiên cũng là người rất hiểu tính khí và rất quý trọng thầy Giác. Chính sư Nghiên là đệ tử đầu tiên được Sư phụ Giác đề xuất với Thành hội cho cử đi tu học ở Đài Loan. Khoản kinh phí ban đầu và chiếc máy tính xách tay đắt tiền cũng là do sư Giác ban tặng cho đệ tử với mong muốn tu học thật tốt để trở thành Tăng tài cho Giáo hội. Sư Nghiên cũng là 1 trong 10 đệ tử trong Sơn môn chùa Phổ Chiếu, được thầy Giác đề nghị với Thành hội PGHP cho bổ nhiệm Trụ trì chùa Cao Linh (cho con đi ở riêng). Đáp lại những tình cảm của người cha, sư Nghiên cũng rất mực yêu quý và luôn làm hết sức mình khi có thể giúp được việc gì cho Sư phụ và chùa Phổ Chiếu.

4 trong số 10 bảo tháp đặt di cốt các vị thiền sư của chùa Cao Linh
4 trong số 10 bảo tháp đặt di cốt các vị thiền sư của chùa Cao Linh

Theo ĐĐ. Nghiên: “Từ khi tôi ra ở riêng (trụ trì chùa Cao Linh), tôi cho tổ chức xây dựng một số công trình phụ cận của chùa áp dụng theo một số kiến trúc Phật giáo ở một số nước Đông Nam Á, tổ chức quy hoạch lại mộ khu nghĩa trang cạnh chùa, nhận một số đệ tử...  không theo ý thầy. Và việc tôi mở lớp khoá tu mùa hè cho các cháu học sinh là điểm bùng phát cuối cùng khiến thầy viết đơn đề nghị đuổi tôi ra khỏi Giáo hội”.

Theo giải trình của ĐĐ.Nghiên: Chiều 15/6/2012, Sư phụ tôi - TT.Thích Thanh Giác về thăm chùa Cao Linh, tôi đưa Sư phụ đi thăm tất cả mọi nơi trong chùa, báo cáo về việc tổ chức khoá tu cho các cháu thiếu niên từ ngày 19/6 đến 26/6 cho Sư phụ biết. Chiều 16/6/2012, tôi dẫn 2 đệ tử và 3 phật tử về chùa Phổ Chiếu bạch thầy, đưa toàn bộ văn bản có liên quan đến khoá tu để trình sư phụ xem xét. Sư phụ tôi đã xem và hoan hỷ nhận lời về dự lễ khai mạc khoá tu. Chiều 17/6, Sư phụ gọi tôi về và nói phải đình chỉ khoá tu, nếu tôi không ngừng thì Sư phụ sẽ từ tôi, cắt đứt thâm tình thầy trò. Trong khi đó, ngày 18/6, chúng tôi nhận được Quyết định cho phép của Thành phố, mọi việc đã chuẩn bị xong, sáng ngày 19 là khai giảng khoá tu gần 100 cháu học sinh. Biết là Sư phụ giận mình vì làm trái ý, nhưng tôi không thể thất tín với hàng trăm phật tử, chính quyền nên vẫn cho khai giảng và hy vọng Sư phụ sẽ hiểu lòng mà hoan hỷ tha cho. Nhưng thật không ngờ, ngày 18/6, Sư phụ tôi cho họp anh em trong Sơn môn, lấy chữ ký và quyết định từ tôi. Tôi thật sự bàng hoàng và đau khổ, đã rất nhiều lần tôi tới sám hối trước Sư phụ, nhận mọi khuyết điểm về bản thân tôi do còn nông nổi, kém hiểu biết, nhưng Sư phụ không nghe. Dù Sư phụ có quyết đuổi tôi, nhưng tôi vẫn nguyện một lòng mong sư phụ thương và tha thứ cho tôi để một ngày nào đó tôi được quay về chốn tổ sám hối và được sự chỉ bảo giáo dục của thầy...”.

Ngày 18/6/2012, TT. Thích Thanh Giác đã có đơn đề nghị Thường trực Ban trị sự Thành hội PGHP và Ban đại diện Phật giáo huyện An Dương cáo buộc sư Nghiên vi phạm 6 điểm: 1- Phát ngôn coi thường chư Tăng trong Thành hội; 2 - Việc xây dựng các công trình phụ cận không phù hợp với truyền thống kiến trúc văn hoá phật giáo và dân tộc; 3 – Bán đất, để mồ mả, giá cả gây dư luận xấu; 4 - Độ người xuất gia, truyền giới phi pháp; 5 - Mở niệm Phật đường tại tư gia; 6 - Mở các phòng phát hành văn hoá phẩm Phật giáo.

Các việc làm trên ĐĐ. Nghiên không hỏi ý kiến và không được sự đồng ý của thầy Giác và các cấp Giáo hội. Sư Giác đã nhiều lần giáo dục và khuyên răn nhưng không chịu thay đổi...

Căn cứ vào đơn đề nghị trên của TT. Thích Thanh Giác, ngày 8/8/2012, Thành hội PGHP đã  ra Quyết định số 85/QĐ-BTS “Tẩn xuất (khai trừ) đối với Đại đức Thích Giác Nghiên trụ trì chùa Cao Linh. Thu hồi Quyết định bổ nhiệm Trụ trì và tước Pháp, tước Tăng Tịch, xoá tên trong danh Bộ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trả ĐĐ.Thích Giác Nghiên về gia đình và địa phương quản lý giáo dục. Các vị tu sĩ không phải là thành viên của Thành hội PGHP quản lý, cư trú bất hợp pháp không được ở lại chùa Cao Linh...”.

Xét về mặt tổng thể, có thể do sự nông nổi, “muốn chứng tỏ mình” của tuổi trẻ, ĐĐ.Thích Giác Nghiên đã mắc phải một số sai lầm, khuyết điểm với thầy nghiệp sư, với Thành hội PGHP. Tuy nhiên, việc ra Quyết định số 85/QĐ-BTS “đuổi ĐĐ.Thích Giác Nghiên về quê để địa phương “quản lý giáo dục” của Thành hội PGHP là chưa đúng về mặt hình thức, nội dung và quy trình triển khai như ông Phó Trưởng ban Tôn giáo Hải Phòng khẳng định đã gây tâm lý hoang mang cho phật tử, bức xúc dư luận.

0 comments:

Post a Comment

 
Top