Sau vòng 6, lạ thay Hải Phòng mới là đội duy nhất toàn thắng, là đội giữ ngôi đầu bảng xếp hạng, chứ không phải là ứng cử viên vô địch giàu có Thanh Hóa, hoặc đội bóng có lực lượng tốt nhất Việt Nam B.Bình Dương.
Hải Phòng thách thức Thanh Hóa
Tại sao phải gọi là Hải Phòng thách thức Thanh Hóa, chứ không phải thách thức B.Bình Dương? – Bởi Thanh Hóa mới là đội có tham vọng xưng vương lớn nhất ở mùa giải năm nay, trong khi đương kim vô địch B.Bình Dương có khi không còn nhiều khát vọng ở đấu trường trong nước, sau 2 năm không có đối thủ xứng tầm tại V-League.
B.Bình Dương đặt chỉ tiêu tạo bất ngờ tại AFC Champions League, riêng ở đấu trường quốc nội, nhìn từ giai đoạn chuẩn bị cho đến giờ, Thanh Hóa mới là đội bóng tỏ rõ quyết tâm vô địch V-League nhiều nhất.
Thanh ra, khi Thanh Hóa không thể giữ ngôi đầu cho đến sau vòng 6, mà ngôi đầu ấy thuộc về Hải Phòng, cả làng cầu Việt Nam mới lấy làm lạ. Lạ bởi vì Hải Phòng có lực lượng không mạnh, lại chưa được đầu tư quá rầm rộ trước giờ bóng lăn.
Dù vậy, hiện tượng Hải Phòng không hề ăn may với ngôi đầu giải suốt 6 vòng đấu vừa qua. Tùy từng đối thủ khác nhau mà Hải Phòng cũng biến hóa khác nhau. Đấy là một đội bóng đất Cảng thi đấu tưng bừng trước HA Gia Lai, hay chỉ đơn giản là ghi nhiều hơn đối phương 1 bàn thắng, tận dụng cơ hội tốt hơn đối thủ như trước Đồng Tháp ở vòng 6. Kết quả mới là quan trọng nhất và Hải Phòng giải quyết rất tốt khâu đấy.
Một chi tiết khác không thể không nhắc đến đấy chính là Hải Phòng là đội thu hút lượng người hâm mộ tốt nhất V-League cho đến lúc này. Trong bối cảnh mà giải đấu ngày một vắng người xem, thì việc sân Lạch Tray của Hải Phòng thường có trên vạn người dự khán mỗi trận là con số đáng kể.
Chính vì thế, thử đặt trường hợp Hải Phòng thiếu khát khao tiếp tục đua tranh đến ngôi vô địch ở những vòng đấu sau, đặt trường hợp đội bóng đất Cảng không còn quyết liệt muốn phá bĩnh cuộc đua của nhóm ứng cử viên, khi đó V-League sẽ tẻ nhạt đến mức nào?
Lại chuyện một ông chủ nhiều đội bóng
Vòng 6 nổi bật với sự kiện CLB bóng đá Sài Gòn ra mắt khán giả TPHCM. Trong buổi ra mắt ấy, người ta thấy sự xuất hiện của bầu Hiển – người luôn phủ nhận sự ràng buộc của mình với các đội bóng, nhưng trên thực tế, cả làng cầu nội đều ngầm hiểu rằng ông Hiển là chủ hoặc là cổ đông lớn của ít nhất 4 đội bóng gồm Hà Nội T&T, SHB Đà Nẵng, Quảng Nam và bây giờ là CLB bóng đá Sài Gòn.
Có thể chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng có lạ không khi ngoại trừ trận thắng Đồng Tháp (vốn cũng là một đội bóng yếu) ở vòng 2, tất cả những điểm số còn lại của Sài Gòn FC cho đến thời điểm này của mùa giải, đều có được sau những trận đấu với các đội bóng mà người ta cho rằng có liên quan đến bầu Hiển?
Đấy là trận hòa 1-1 với Hà Nội T&T ở vòng 3, trận thắng đậm 3-0 trước SHB Đà Nẵng ở vòng 4 và giờ là trận hòa 0-0 với Quảng Nam ở vòng 6. Nếu trừ đi 5 điểm trong tổng số 8 điểm đang có hiện thời, Sài Gòn FC ít nhất phải đứng áp chót bảng xếp hạng, chứ không phải đứng vị trí thứ 7 như hiện nay, kèm theo nguy cơ rớt hạng chứ chẳng chơi.
V-League mất hay cũng vì những đòn “xa luân chiến” như thế. Hồi năm 2012, XM Xuân Thành Sài Gòn từng phải mất oan ngôi vô địch vì 2 đội bóng của bầu Hiển một đá chán đến mức chỉ co cụm phòng ngự trên sân Thống Nhất (Hà Nội T&T), còn một ung dung thắng V.Binh Bình ở đất Hoa Lư (SHB Đà Nẵng), để cuối cùng đội bóng của bầu Hiển là SHB Đà Nẵng qua mặt XM Xuân Thành Sài Gòn của bầu Thụy.
Bây giờ, chắc gì màn “xa luân chiến” dạng như thế không lặp lại, khi ngay cả những đội bóng yếu cỡ Sài Gòn FC vẫn có thể ung dung trụ hạng, trong trường hợp họ được sự hợp sức của nhiều đội khác cùng chung chủ sở hữu? – Khi đó, thử hỏi có công bằng với các đội trong nhóm đua tranh vé trụ hạng dạng Long An hay Đồng Tháp, chỉ biết tự lực cánh sinh hay không?
Cũng đừng lập luận nếu bầu Hiển bỏ bóng đá thì hàng loạt đội bóng sẽ giải tán và giải V-League có nguy cơ tan rã. Người ta có thể giết chết bóng đá nội, giết chết sự cạnh tranh của bóng đá nội với suy nghĩ ấy, bởi đấy là suy nghĩ khác nào mở đường cho cách làm bóng đá phi luật.
Cũng đừng quên rằng ở thời đầu làm bóng đá chuyên nghiệp, giải nhà nghề Nhật Bản và Hàn Quốc từng chỉ có 6 – 8 đội tham dự, chứ không phải là 14 đội như chúng ta hiện nay, trong khi bóng đá Việt Nam cứ mãi chạy theo số lượng rồi vô hình chung làm giảm đi sức hút, giảm đi tính cạnh tranh của giải đấu.
Tại sao phải gọi là Hải Phòng thách thức Thanh Hóa, chứ không phải thách thức B.Bình Dương? – Bởi Thanh Hóa mới là đội có tham vọng xưng vương lớn nhất ở mùa giải năm nay, trong khi đương kim vô địch B.Bình Dương có khi không còn nhiều khát vọng ở đấu trường trong nước, sau 2 năm không có đối thủ xứng tầm tại V-League.
B.Bình Dương đặt chỉ tiêu tạo bất ngờ tại AFC Champions League, riêng ở đấu trường quốc nội, nhìn từ giai đoạn chuẩn bị cho đến giờ, Thanh Hóa mới là đội bóng tỏ rõ quyết tâm vô địch V-League nhiều nhất.
Thanh ra, khi Thanh Hóa không thể giữ ngôi đầu cho đến sau vòng 6, mà ngôi đầu ấy thuộc về Hải Phòng, cả làng cầu Việt Nam mới lấy làm lạ. Lạ bởi vì Hải Phòng có lực lượng không mạnh, lại chưa được đầu tư quá rầm rộ trước giờ bóng lăn.
Hải Phòng (áo đỏ) gây bất ngờ bằng việc giữ ngôi đầu của giải sau 6 vòng đấu (ảnh: Minh Phương)
Dù vậy, hiện tượng Hải Phòng không hề ăn may với ngôi đầu giải suốt 6 vòng đấu vừa qua. Tùy từng đối thủ khác nhau mà Hải Phòng cũng biến hóa khác nhau. Đấy là một đội bóng đất Cảng thi đấu tưng bừng trước HA Gia Lai, hay chỉ đơn giản là ghi nhiều hơn đối phương 1 bàn thắng, tận dụng cơ hội tốt hơn đối thủ như trước Đồng Tháp ở vòng 6. Kết quả mới là quan trọng nhất và Hải Phòng giải quyết rất tốt khâu đấy.
Một chi tiết khác không thể không nhắc đến đấy chính là Hải Phòng là đội thu hút lượng người hâm mộ tốt nhất V-League cho đến lúc này. Trong bối cảnh mà giải đấu ngày một vắng người xem, thì việc sân Lạch Tray của Hải Phòng thường có trên vạn người dự khán mỗi trận là con số đáng kể.
Chính vì thế, thử đặt trường hợp Hải Phòng thiếu khát khao tiếp tục đua tranh đến ngôi vô địch ở những vòng đấu sau, đặt trường hợp đội bóng đất Cảng không còn quyết liệt muốn phá bĩnh cuộc đua của nhóm ứng cử viên, khi đó V-League sẽ tẻ nhạt đến mức nào?
Lại chuyện một ông chủ nhiều đội bóng
Vòng 6 nổi bật với sự kiện CLB bóng đá Sài Gòn ra mắt khán giả TPHCM. Trong buổi ra mắt ấy, người ta thấy sự xuất hiện của bầu Hiển – người luôn phủ nhận sự ràng buộc của mình với các đội bóng, nhưng trên thực tế, cả làng cầu nội đều ngầm hiểu rằng ông Hiển là chủ hoặc là cổ đông lớn của ít nhất 4 đội bóng gồm Hà Nội T&T, SHB Đà Nẵng, Quảng Nam và bây giờ là CLB bóng đá Sài Gòn.
Ngân hàng SHB của bầu Hiển vừa sở hữu CLB
SHB Đà Nẵng, lại vừa tài trợ cho SLB Sài Gòn FC là điều không đúng với
quy tắc của bóng đá chuyên nghiệp (ảnh: Trọng Vũ)
Có thể chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng có lạ không khi ngoại trừ trận thắng Đồng Tháp (vốn cũng là một đội bóng yếu) ở vòng 2, tất cả những điểm số còn lại của Sài Gòn FC cho đến thời điểm này của mùa giải, đều có được sau những trận đấu với các đội bóng mà người ta cho rằng có liên quan đến bầu Hiển?
Đấy là trận hòa 1-1 với Hà Nội T&T ở vòng 3, trận thắng đậm 3-0 trước SHB Đà Nẵng ở vòng 4 và giờ là trận hòa 0-0 với Quảng Nam ở vòng 6. Nếu trừ đi 5 điểm trong tổng số 8 điểm đang có hiện thời, Sài Gòn FC ít nhất phải đứng áp chót bảng xếp hạng, chứ không phải đứng vị trí thứ 7 như hiện nay, kèm theo nguy cơ rớt hạng chứ chẳng chơi.
V-League mất hay cũng vì những đòn “xa luân chiến” như thế. Hồi năm 2012, XM Xuân Thành Sài Gòn từng phải mất oan ngôi vô địch vì 2 đội bóng của bầu Hiển một đá chán đến mức chỉ co cụm phòng ngự trên sân Thống Nhất (Hà Nội T&T), còn một ung dung thắng V.Binh Bình ở đất Hoa Lư (SHB Đà Nẵng), để cuối cùng đội bóng của bầu Hiển là SHB Đà Nẵng qua mặt XM Xuân Thành Sài Gòn của bầu Thụy.
Bây giờ, chắc gì màn “xa luân chiến” dạng như thế không lặp lại, khi ngay cả những đội bóng yếu cỡ Sài Gòn FC vẫn có thể ung dung trụ hạng, trong trường hợp họ được sự hợp sức của nhiều đội khác cùng chung chủ sở hữu? – Khi đó, thử hỏi có công bằng với các đội trong nhóm đua tranh vé trụ hạng dạng Long An hay Đồng Tháp, chỉ biết tự lực cánh sinh hay không?
Cũng đừng lập luận nếu bầu Hiển bỏ bóng đá thì hàng loạt đội bóng sẽ giải tán và giải V-League có nguy cơ tan rã. Người ta có thể giết chết bóng đá nội, giết chết sự cạnh tranh của bóng đá nội với suy nghĩ ấy, bởi đấy là suy nghĩ khác nào mở đường cho cách làm bóng đá phi luật.
Cũng đừng quên rằng ở thời đầu làm bóng đá chuyên nghiệp, giải nhà nghề Nhật Bản và Hàn Quốc từng chỉ có 6 – 8 đội tham dự, chứ không phải là 14 đội như chúng ta hiện nay, trong khi bóng đá Việt Nam cứ mãi chạy theo số lượng rồi vô hình chung làm giảm đi sức hút, giảm đi tính cạnh tranh của giải đấu.
0 comments:
Post a Comment