Trong
cuộc thi “Bảy sắc cầu vồng” của một quận được phát trên truyền hình Hải
Phòng, ban tổ chức cuộc thi đưa ra một câu hỏi tìm hiểu lịch sử thành
phố: “Em hãy cho biết nguồn gốc của tên gọi Hải Phòng”? Chuyên gia lịch
sử của một đội tuyển bật nhanh dậy trả lời tự tin và lưu loát rằng: Đó
là tên gọi rút gọn trong cụm từ “Hải tần phòng thủ” - một chức tước (?)
của nữ tướng Lê Chân ở thế kỷ I.
Câu trả lời này được ban tổ chức cuộc thi cho điểm tối đa nên đã gây không ít thắc mắc và tranh luận trong giới sử học, giới nghiên cứu thành phố sau đó. Vậy tên Hải Phòng được bắt nguồn từ đâu ?
Nhóm tác giả sách “Tự điển bách khoa địa danh Hải Phòng” (xuất bản năm 1998) cho rằng: “Nguồn gốc tên gọi Hải Phòng được nghiên cứu từ lâu, nhất là cuối những năm 80. Đã có nhiều giả thiết về nguồn gốc địa danh “Hải Phòng”.
1- Cho đó là tên gọi rút ngắn trong cụm từ “Hải tần phòng thủ”, chức (?) của nữ tướng Lê Chân đầu thế kỷ I.
2- Hải Phòng là tên gọi rút ngắn từ tên gọi của một cơ quan đời Tự Đức trên đất Hải Dương: “Hải-Dương thương chính quan phòng …”
3- Hải Phòng bắt nguồn từ ty sở nha Hải Phòng hoặc đồn Hải Phòng lập từ đời Tự Đức. Các luận cứ chính: “Bến cảng trên sông Cấm trước khi gọi là Hải Phòng đã được gọi là Ninh Hải, địa danh Ninh Hải được dùng chính thức trong giấy tờ, sử sách của ta từ trước khi có tên Hải Phòng cho đến khi bị tên Hải Phòng loại hẳn”.
“Hải Phòng” vốn là tên một đồn binh bên bờ sông Cấm. Việc dùng tên gọi “Hải Phòng” mà không dùng tên Ninh Hải có thể do lúc đầu người Pháp chỉ được đóng quân ở đồn Hải Phòng mà không được đóng quân ở đồn Ninh Hải. Vì vậy họ quen dùng tên “Hải Phòng”, tên gọi này phát âm dễ hơn tên Ninh Hải (đối với người Pháp)…”.
Chúng tôi thiên về kiến giải cho rằng nguồn gốc tên tỉnh (sau là thành phố) Hải Phòng có mạch nguồn là tên đồn Hải Phòng ở bến Ninh Hải được hình thành trên vùng đất đai thuộc làng Cấm (Gia Viên), làng Vẻn (An Biên) huyện An Dương cổ xưa. Bởi lẽ, nếu nói rằng tên Hải Phòng có nguồn cội từ cụm từ “Hải tần phòng thủ” thời bà Lê Chân, thì sao trong suốt 19 thế kỷ dựng nước và giữ nước của dân tộc ta lại không thấy xuất lộ một chút gì về bóng dáng của địa danh này trong thư tịch cổ.
Câu trả lời này được ban tổ chức cuộc thi cho điểm tối đa nên đã gây không ít thắc mắc và tranh luận trong giới sử học, giới nghiên cứu thành phố sau đó. Vậy tên Hải Phòng được bắt nguồn từ đâu ?
Nhóm tác giả sách “Tự điển bách khoa địa danh Hải Phòng” (xuất bản năm 1998) cho rằng: “Nguồn gốc tên gọi Hải Phòng được nghiên cứu từ lâu, nhất là cuối những năm 80. Đã có nhiều giả thiết về nguồn gốc địa danh “Hải Phòng”.
1- Cho đó là tên gọi rút ngắn trong cụm từ “Hải tần phòng thủ”, chức (?) của nữ tướng Lê Chân đầu thế kỷ I.
2- Hải Phòng là tên gọi rút ngắn từ tên gọi của một cơ quan đời Tự Đức trên đất Hải Dương: “Hải-Dương thương chính quan phòng …”
3- Hải Phòng bắt nguồn từ ty sở nha Hải Phòng hoặc đồn Hải Phòng lập từ đời Tự Đức. Các luận cứ chính: “Bến cảng trên sông Cấm trước khi gọi là Hải Phòng đã được gọi là Ninh Hải, địa danh Ninh Hải được dùng chính thức trong giấy tờ, sử sách của ta từ trước khi có tên Hải Phòng cho đến khi bị tên Hải Phòng loại hẳn”.
“Hải Phòng” vốn là tên một đồn binh bên bờ sông Cấm. Việc dùng tên gọi “Hải Phòng” mà không dùng tên Ninh Hải có thể do lúc đầu người Pháp chỉ được đóng quân ở đồn Hải Phòng mà không được đóng quân ở đồn Ninh Hải. Vì vậy họ quen dùng tên “Hải Phòng”, tên gọi này phát âm dễ hơn tên Ninh Hải (đối với người Pháp)…”.
Chúng tôi thiên về kiến giải cho rằng nguồn gốc tên tỉnh (sau là thành phố) Hải Phòng có mạch nguồn là tên đồn Hải Phòng ở bến Ninh Hải được hình thành trên vùng đất đai thuộc làng Cấm (Gia Viên), làng Vẻn (An Biên) huyện An Dương cổ xưa. Bởi lẽ, nếu nói rằng tên Hải Phòng có nguồn cội từ cụm từ “Hải tần phòng thủ” thời bà Lê Chân, thì sao trong suốt 19 thế kỷ dựng nước và giữ nước của dân tộc ta lại không thấy xuất lộ một chút gì về bóng dáng của địa danh này trong thư tịch cổ.
Còn
cho địa danh Hải Phòng là bắt nguồn từ tên gọi của một cơ quan được đặt
từ đời Tự Đức trên đất Hải Dương: “Hải Dương thương chính quan phòng”
(hay “Hải Dương quan phòng”, “Hải Dương phòng khẩn quan phòng” - những
tên được khắc trong con dấu của nha phòng khẩn ở Hải Dương). Như chúng
ta đã biết, triều đình nhà Nguyễn đã cho đặt nha Hải Phòng ở nhiều địa
phương ven biển hoặc có đường biên giới giáp nước ngoài với chức năng là
cơ quan bảo vệ, canh phòng chủ quyền đất nước.
Qua tài liệu nghiên cứu, có thể khẳng định: Địa danh “cảng Ninh Hải” đã được dùng trong các văn kiện ngoại giao dưới thời Nguyễn. Trong mục 11 của bản Hoà ước do đại diện Nhà nước Cộng hoà Pháp và triều đình Huế ký ngày 15/3/1874 có đoạn ghi: “Chính phủ An Nam cam kết mở cửa thông thương các cảng Thị Nại ở tỉnh Bình Định, Ninh Hải (Hải Phòng) ở tỉnh Hải Dương, thành phố Hà Nội và cho đi qua sông Nhị Hà từ biển cho tới Vân Nam”.
Như vậy là năm 1874, bến Ninh Hải bên bờ sông Cấm đã được gọi là cảng. Trong văn bản của bản Hoà ước này cũng đã xuất hiện từ “Hải Phòng” đặt trong ngoặc đơn cạnh địa danh “Ninh Hải” với tư cách đồng nghĩa với từ Ninh Hải.
Bản phụ lục của Hoà ước 1874 có đoạn ghi: “ ở Ninh Hải, viên lãnh sự và tuỳ tùng tiếp tục đóng ở đồn chừng nào họ thấy cần để bảo đảm an toàn cho việc buôn bán. Ông ta mai sau ở trên một khoảng đất 5 mẫu sẽ được nhượng địa”.
Vậy đồn này là đồn gì? Sách “Viễn Đông” của Paul-Bonnetain ghi lại hiệp định ký năm 1874 có đoạn viết: “Lính Pháp sẽ rời khỏi thành Hà Nội rút về Cửa Cấm ở trong đồn Hải Phòng”.
Đặc biệt trong cuốn: “Nguồn gốc của vấn đề Bắc Kỳ” do Jean Dupuis xuất bản năm 1896 có đoạn mô tả về đồn Hải Phòng như sau:
“Ngày 15 (tháng 11 - 1872), chúng tôi đổ bộ ở quãng trên, đối diện với vị trí hiện nay của Hải Phòng. Hải Phòng hồi đó chỉ là bãi lầy bùn, khi thuỷ triều lên thì bị ngập. Chúng tôi đổ bộ ngay trước mặt một cái đồn đắp bằng đất dựng ở ngã ba sông Tam Bạc và Cửa Cấm, có nhiệm vụ bảo vệ lối ra vào ở cửa biển này …”.
Theo chúng tôi, tên Hải Phòng ngày nay vốn có nguồn gốc từ tên của một thành đồn được gọi là Hải Phòng làm nhiệm vụ bảo vệ canh phòng cửa biển do triều đình phong kiến nhà Nguyễn xây dựng trên đất làng Cấm (Gia Viên), rồi sau thuộc phạm vi cảng Ninh Hải. Tên gọi này có trước khi người Pháp đặt chân đến. Địa danh Hải Phòng dần thay thế tên gọi Ninh Hải có lẽ do lúc đầu người Pháp chỉ được phép đóng quân ở đồn Hải Phòng nên họ quen dùng từ Hải Phòng mà thôi.
Qua tài liệu nghiên cứu, có thể khẳng định: Địa danh “cảng Ninh Hải” đã được dùng trong các văn kiện ngoại giao dưới thời Nguyễn. Trong mục 11 của bản Hoà ước do đại diện Nhà nước Cộng hoà Pháp và triều đình Huế ký ngày 15/3/1874 có đoạn ghi: “Chính phủ An Nam cam kết mở cửa thông thương các cảng Thị Nại ở tỉnh Bình Định, Ninh Hải (Hải Phòng) ở tỉnh Hải Dương, thành phố Hà Nội và cho đi qua sông Nhị Hà từ biển cho tới Vân Nam”.
Như vậy là năm 1874, bến Ninh Hải bên bờ sông Cấm đã được gọi là cảng. Trong văn bản của bản Hoà ước này cũng đã xuất hiện từ “Hải Phòng” đặt trong ngoặc đơn cạnh địa danh “Ninh Hải” với tư cách đồng nghĩa với từ Ninh Hải.
Bản phụ lục của Hoà ước 1874 có đoạn ghi: “ ở Ninh Hải, viên lãnh sự và tuỳ tùng tiếp tục đóng ở đồn chừng nào họ thấy cần để bảo đảm an toàn cho việc buôn bán. Ông ta mai sau ở trên một khoảng đất 5 mẫu sẽ được nhượng địa”.
Vậy đồn này là đồn gì? Sách “Viễn Đông” của Paul-Bonnetain ghi lại hiệp định ký năm 1874 có đoạn viết: “Lính Pháp sẽ rời khỏi thành Hà Nội rút về Cửa Cấm ở trong đồn Hải Phòng”.
Đặc biệt trong cuốn: “Nguồn gốc của vấn đề Bắc Kỳ” do Jean Dupuis xuất bản năm 1896 có đoạn mô tả về đồn Hải Phòng như sau:
“Ngày 15 (tháng 11 - 1872), chúng tôi đổ bộ ở quãng trên, đối diện với vị trí hiện nay của Hải Phòng. Hải Phòng hồi đó chỉ là bãi lầy bùn, khi thuỷ triều lên thì bị ngập. Chúng tôi đổ bộ ngay trước mặt một cái đồn đắp bằng đất dựng ở ngã ba sông Tam Bạc và Cửa Cấm, có nhiệm vụ bảo vệ lối ra vào ở cửa biển này …”.
Theo chúng tôi, tên Hải Phòng ngày nay vốn có nguồn gốc từ tên của một thành đồn được gọi là Hải Phòng làm nhiệm vụ bảo vệ canh phòng cửa biển do triều đình phong kiến nhà Nguyễn xây dựng trên đất làng Cấm (Gia Viên), rồi sau thuộc phạm vi cảng Ninh Hải. Tên gọi này có trước khi người Pháp đặt chân đến. Địa danh Hải Phòng dần thay thế tên gọi Ninh Hải có lẽ do lúc đầu người Pháp chỉ được phép đóng quân ở đồn Hải Phòng nên họ quen dùng từ Hải Phòng mà thôi.
0 comments:
Post a Comment