THIÊN ĐƯỜNG THỜI TRANG NỮ HẢI PHÒNG

Khi bị lạc, trẻ sẽ rất sợ hãi và hoảng loạn, hãy dạy con dừng lại và ngồi xuống ngay lập tức, đó là một hành động giúp trẻ tự trấn an tinh thần hiệu quả để nhớ được mình sẽ phải làm gì tiếp theo.

Dưới đây là 4 kĩ năng sinh tồn bé dưới 5 tuổi nhất định phải biết với những hướng dẫn cụ thể dành cho bố mẹ khi dạy con về các kĩ năng sinh tồn này.

Làm thế nào khi bị đi lạc?

Cần dặn trẻ khi bị đi lạc cần ngồi xuống để bình tĩnh và không khóc quá nhiều. Ảnh minh họa.

Nếu chẳng may bị lạc đường trẻ sẽ rất sợ hãi. Theo bản năng, điều đầu tiên chúng làm là sẽ cố gắng đi tìm bố mẹ. Trang bị trước cho con những kĩ năng sinh tồn cần thiết khi lỡ bị lạc đường sẽ giúp ích cho chúng rất nhiều. 

Hãy dặn con phải dừng lại ngay lập tức và ngồi xuống khi phát hiện mình đi lạc, không khóc lóc quá nhiều. (Việc dặn con ngồi xuống là trấn an con rằng con đừng quá lo sợ, bố mẹ chắc chắn đang đi tìm con. Nếu con đi lại nhiều thì bố mẹ sẽ khó tìm thấy con hơn.

Bạn có thể cân nhắc việc trang bị cho con một chiếc điện thoại rẻ tiền khi đi ra ngoài, hay một vài thứ phòng thân trong ba lô hoặc túi xách của con như một cái còi, một chiếc khăn tay sặc sỡ để ra hiệu cho bố mẹ trong đám đông, một chai nước, vài chiếc kẹo cho con trong lúc chờ đợi, một tờ giấy ghi thông tin, số liên lạc của bố và mẹ trong ba-lô của bé cũng sẽ giúp ích trong tình huống này.

Trả lời thế nào khi có người lạ gõ cửa lúc bố mẹ vắng nhà?

Cách tốt nhất là không nên trả lời. Người gõ cửa có thể là một tên trộm đang cố gắng thăm dò nhà bạn. Nếu mở cửa thì tên trộm sẽ dễ dàng xâm nhập vào nhà và trấn áp đứa trẻ. Hãy dạy con cách đảm bảo an toàn khi ở nhà như: đóng cửa chính và cửa sổ, kéo rèm lại. Nên bật đài hoặc ti vi to. Những người có ý định xấu thường sẽ phải cân nhắc nếu trong nhà có tiếng ồn khi cửa đã đóng và không có ai trả lời.

4 kỹ năng sinh tồn bé dưới 5 tuổi nhất định phải biết
Trả lời người lạ như thế nào khi không có bố mẹ ở nhà cũng là một kĩ năng sinh tồn quan trọng cần trang bị cho con. Ảnh minh họa.

Làm thế nào trong trường hợp cần cấp cứu khẩn cấp?

Từ nhỏ hãy "huấn luyện" con thuộc lòng số điện thoại khẩn cấp và biết bấm số, thông báo trong trường hợp cần thiết. Số điện thoại khẩn cấp cũng có thể là số của một người thân trong gia đình (bạn có thể dùng cách lưu sẵn một số nhanh trên điện thoại cho con nếu con đã dùng điện thoại). Bố mẹ nên tạo điều kiện để thực hành cùng con. 

Hãy dành thời gian cùng con tập gọi điện, hãy dạy con cách thông báo tình hình cho người thân, tuân theo sự hướng dẫn và giữ nguyên đường dây liên lạc cho đến khi có người đến giúp.

Mùa hè có thể là thời điểm lý tưởng để bạn cho con học những khóa học về tự bảo vệ bản thân và hô hấp nhân tạo. Những lớp học này thích hợp cho những bé đã được 9 tuổi hoặc lớn hơn.

Phát triển kỹ năng nhận biết các tình huống

Hãy giúp con nhận biết về con người và những sự kiện xung quanh. Đây có thể như một trò chơi, bài tập thú vị và không hề làm trẻ sợ hãi.

Kỹ năng này có thể giúp trẻ tránh được nhiều tình huống nguy hiểm. Khái niệm thế nào là tình huống nguy hiểm bạn chỉ có thể giúp con nhận biết thông qua con người và những sự kiện xung quanh. Bố mẹ có thể giúp trẻ trở nên cảnh giác hơn và nhận thức rõ ràng về các sự kiện xung quanh mình thông qua các trò chơi, bài tập thú vị. 


Ví dụ khi lái xe trên đường, hãy bảo con miêu tả về một tòa nhà hay phương tiện mà bạn và con vừa đi qua. Bạn có thể nói con nhắm mắt lại và đố con những người xung quanh đang mặc đồ như thế nào.

Dạy con chú ý quan sát đường về nhà bằng cách hỏi con đường đi và nhắc lại nhiều lần. 

Nhận thức được môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ tránh được những kẻ có ý định xấu và những tình huống nguy hiểm. Hãy làm cho việc thực hành những kỹ năng an toàn trở nên đơn giản, thú vị và vui vẻ với trẻ!

0 comments:

Post a Comment

 
Top