THIÊN ĐƯỜNG THỜI TRANG NỮ HẢI PHÒNG

Trong dân gian, người có biểu hiện thần kinh không bình thường và có nhu cầu thái quá về tình dục thường được gọi chung là bệnh “điên tình”. Với kinh nghiệm truyền đời của mình, nhiều bà mẹ thường hay nhắc con gái tuổi dậy thì phải đặc biệt không để nhiễm lạnh trong thời điểm “đèn đỏ”, vì sẽ rất dễ bị “hàn nhập lý” là căn nguyên của bệnh điên tình. Kinh nghiệm dân gian cũng thường cho rằng cách điều trị rất đặc biệt là gả chồng, lấy vợ (thực chất là để cho quan hệ tình dục) sẽ có cơ may chữa được bệnh.

Bác sĩ La Đức Cương, Giám đốc bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 từng điều trị những bệnh nhân tâm thần có biểu hiện mà dân gian gọi là “điên tình”. Phần lớn bệnh nhân đều có nhu cầu tình dục rất lớn và thậm chí có trường hợp mê mụ, biến thái. Độ tuổi đều còn rất trẻ, có cả nam lẫn nữ. Khi nhìn thấy một người khác giới, không phân biệt là ai, bất kể bác sĩ hay cả người thân, họ cũng vồ lấy đòi được đáp ứng nhu cầu ngay lập tức.

Cách đây vài tuần, một cô gái tròn trịa, trắng nõn, trẻ trung cứ đứng ở góc phố Liễu Giai - Đào Tấn (Hà Nội), thấy đàn ông dừng xe đèn đỏ là sán lại rủ đi nhà nghỉ để “mình ân ái với nhau”. Không ít người phát hoảng khi chứng kiến cảnh cô bé gạ tình giữa ban ngày.

Trên thực tế không hiếm những trường hợp tương tự do không có điều kiện chữa chạy nên xảy ra hậu quả đau lòng. Mới đây ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội) xuất hiện một cô gái tuổi vừa đôi tám, nõn nà, gương mặt hiền lành cứ ngẩn ngơ đi lại trong tư thế khỏa thân. Cô nhất định phải đi xuyên qua chợ, ra bến đò Vĩnh Thịnh, cứ nơi nào đông người là đứng lại để “khoe hàng” và mời gọi. Một số người tìm cách mặc quần áo cho cô nhưng chỉ một lúc là cô tự cởi ra ngay.

Một thời gian sau, cô gái trẻ được một người đàn ông đưa về nhà chăm sóc, cho ăn uống, giúp đỡ… nhưng thực chất là để lợi dụng thân xác. Thế nhưng, khi được thỏa mãn, cô rất biết nghe lời, mặc quần áo, ăn chơi, cười nói vui vẻ. Thời gian sau, người đàn ông này sợ điều tiếng nên đã thả cô bé ra, và cô bé lại “tái diễn” cảnh khỏa thân lang thang.

Hay như một trường hợp đau lòng khác xảy ra ở  huyện Cẩm Khê, Phú Thọ. Bà cụ 70 tuổi có tới 4 người con bị ngẩn ngơ và có những biểu hiện của “điên tình”. Các cô gặp đàn ông là lả lơi, có hành vi sàm sỡ nam giới. Bốn cô tuổi từ 25 đến 40, hàng ngày đi chăn bò giúp mẹ, năm này qua năm khác, liên tục bị lạm dụng nên gia cảnh rất éo le.

Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng, Bệnh viện Tâm thần Quốc gia mới tiếp nhận một bệnh nhân nam nhà tại Hà Nội, là sinh viên năm thứ ba Đại học Mở. Đang học thì thanh niên này phát bệnh nên gia đình phải xin bảo lưu kết quả học và đưa vào bệnh viện điều trị.

Theo lời kể của gia đình, cực chẳng đã người thân phải đưa những cô gái làng chơi về nhà cho cậu ta thỏa mãn thì mới không quậy phá. Chính những cô gái làng chơi này cũng phải “chạy mất dép” vì không chịu được các đòi hỏi biến thái của cậu ta. Một trường hợp mà bác sĩ Dũng cùng trực tiếp điều trị là nữ bệnh nhân 38 tuổi ở Gia Lâm, Hà Nội, chưa có chồng. Do rối loạn chuyển hóa nội tiết trong cơ thể cô ta có biểu hiện mất ăn mất ngủ, đặc biệt là rất thích quan hệ tình dục. Hàng ngày, cô ta đi gạ gẫm rất nhiều đàn ông để thỏa mãn nhu cầu của mình.

Lý giải về những trường hợp trên, bác sĩ Dũng cho rằng “điên tình” có thể định nghĩa là một chứng bệnh tâm thần, bệnh nhân nam hoặc nữ bỗng dưng ham muốn tình dục vô độ, với những ý thích quái đản. Theo bác sĩ Dũng, bệnh “điên tình” thực chất là chứng loạn dục.

Có 3 nguyên nhân chính gây nên chứng bệnh này. Đầu tiên, có thể là do nội sinh. Bản thân người bệnh tự mắc phải những chứng hoang tưởng, ảo giác, cho rằng mình tài giỏi có thể làm được tất cả mọi việc, có thể chiêm ngưỡng mọi thứ hoặc có rất nhiều người yêu dẫn đến sinh hoạt tình dục quá độ. Thứ hai, người bệnh gặp phải những sang chấn tâm lý mạnh, có những biểu hiện của rối loạn tâm thần, chậm phát triển về tâm thần. Ngoài ra, có thể do ảnh hưởng từ môi trường sống, như thị giác luôn phải tiếp xúc với những hình ảnh nhạy cảm, phim sex…

Bác sĩ Nguyễn Xuân Hướng- Chủ tịch Hội đông y Việt Nam cho biết thêm, trong Đông y không có bệnh nào được gọi là “điên tình” hoặc điên “hàn nhập lý” mà ra. Theo bác sĩ Hướng, “nàn nhập lý” là một trạng thái bệnh thương hàn có ngay triệu chứng ở lý (Thái âm, Thiếu âm) hoặc bệnh đang ở phần dương (Thái dương, Dương minh, Thiếu âm) chuyển nhanh vào phần âm (Thái âm, Thiếu âm, Quyết âm), do sức tấn công của ngoại tà (hàn tà) mạnh và chính khí suy yếu.

Chính khí suy yếu có thể do cơ thể vốn yếu, hoặc điều trị không đúng, hoặc chăm sóc không tốt làm chính khí suy sụp nhanh. Ví dụ, một người mới mắc bệnh thương hàn mà nôn, ỉa lỏng, chân tay không ấm, không khát nước ngay; đó là hàn tà đã trực tiếp xâm phạm vào Thái âm (bệnh Thái âm). Nguyên nhân mà những người mắc chứng bệnh này là do hàn tà mạnh và người bệnh có tì thổ hư hàn, chính khí suy. Trong điều trị phải ôn trung tán hàn.

Hoặc một người mới mắc bệnh thương hàn mà có ngay trạng thái lơ mơ, chân tay lạnh, người lạnh, nằm co, mạch vi tế; đó là hàn tà đã trực tiếp xâm phạm vào Thiếu âm (bệnh Thiếu âm). Một người mắc phải thương hàn có chứng đầy và cứng ở tâm hạ (dạ dày) trong điều trị dùng nhầm thuốc công hạ gây ỉa chảy không cầm được. Nguyên nhân là thuốc công hạ đã làm chính khí suy yếu nhanh, hàn tà từ Dương minh thừa cơ xâm nhập vào Thái âm, Thiếu âm. Phép chữa là trợ dương chỉ tả. Nếu cầm được ỉa chảy thì mới cứu được người bệnh.

Quay trở lại những trường hợp được xem là mắc chứng điên tình, bác sĩ Hướng khuyến cáo: “Khi các bệnh nhân mắc chứng bệnh như trên thì cần phải có lộ trình điều trị. Kể cả chữa Tây y hay Đông y thì cũng phải có quá trình thăm khám, tư vấn rất kỹ lưỡng của các bác sĩ”.

Tiến sĩ Nguyễn Duy Thuần - Học viện Y dược học cổ truyền quốc gia cũng khẳng định: “Tôi có nghiên cứu về Đông y nhưng chưa thấy tài liệu nào nói bệnh điên tình là do “hàn nhập lý” cả. Trong 7 nguyên nhân gây bệnh của Đông y thì cơ bản vẫn nói do “Thần” “Trí” mà ra. Vì vậy, khi những người mắc những chứng bệnh trên cần đưa đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo phác đồ chứ không thể tin theo những lời truyền tai chữa bệnh theo dân gian”.

0 comments:

Post a Comment

 
Top