THIÊN ĐƯỜNG THỜI TRANG NỮ HẢI PHÒNG

Sau khi liên tiếp khai trương văn phòng đại diện tại Thái Lan, Malaysia và Indonesia trong chưa đầy một năm, hãng công nghệ hàng đầu thế giới Google cuối cùng cũng bắt đầu chú ý đến thị trường Việt Nam. Ông Julian Persaud, Tổng Giám đốc Google Đông Nam Á, đã trao đổi với NCĐT xung quanh vấn đề này.
Vì sao Google vẫn chưa chính thức vào Việt Nam?
Ông Julian Persaud, Tổng Giám đốc Google Đông Nam Á
Vì sao Google vẫn chưa chính thức vào Việt Nam?
Mọi chuyện đều cần có thời gian. Năm 2007 chúng tôi mới đặt chân đến khu vực Đông Nam Á và khai trương tổng hành dinh Singapore này. Chuyện mở văn phòng đại diện tại một thị trường mới không hề đơn giản. Bên cạnh hàng tá thủ tục và công việc phải thực hiện, chúng tôi còn phải nghiên cứu rất kỹ luật pháp liên quan đến công nghệ thông tin của nước sở tại để tránh những sự cố không đáng có. Ngoài ra, Google còn phải dựa vào tốc độ phát triển internet tại quốc gia đó để quyết định có nên mở văn phòng hay không.
Có phải Google còn vướng những quy định khắt khe liên quan đến internet của Chính phủ Việt Nam?
Google không muốn tham gia bất kỳ thị trường nào khi chưa có sự đồng thuận về mặt pháp lý với nước sở tại. Vì vậy chúng tôi cần nhiều thời gian để đảm bảo rằng mọi hoạt động của Google, một khi chính thức có mặt, sẽ tuân thủ theo chính sách và pháp luật của quốc gia đó.
Tổng hành dinh của Google Đông Nam Á được đặt ở Singapore, nhưng đây là chỉ là một đảo quốc với 5 triệu dân. Trong tương lai, thị trường đang phát triển với dân số đông như Việt Nam mới chính là cơ hội lớn cho chúng tôi. Thành Rome đâu chỉ được xây dựng xong trong một ngày, nên Google hy vọng sẽ được tiếp cận thị trường Việt Nam nhiều hơn nữa.
Việc bảo mật cho người dùng sẽ được thực hiện như thế nào trong trường hợp luật pháp nước sở tại đòi hỏi Google phải tiết lộ những thông tin đó?
Google sẽ không bao giờ bán hoặc tiết lộ những thông tin cá nhân, vì điều đó đi ngược lại với tôn chỉ hoạt động của chúng tôi. Tôi cũng đã làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam về vấn đề bảo mật thông tin. Niềm tin của người sử dụng dịch vụ là điều quý giá nhất.
Vừa có trách nhiệm bảo vệ người dùng nhưng cũng phải tuân thủ luật pháp, Google sẽ dung hòa 2 thái cực đó như thế nào?
Sẽ không dễ. Đây cũng là một trong những lý do khiến chúng tôi mất nhiều thời gian trước khi quyết định mở bất kỳ văn phòng đại diện tại một thị trường nào. May mắn thay, ở những quốc gia Đông Nam Á mà Google tham gia gần đây là Thái Lan, Malaysia và Indonesia, những trường hợp ngặt nghèo như vậy vẫn chưa xảy ra.
Cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều rất khắt khe đối với các hoạt động internet, vậy Google đã rút ra được điều gì sau sự cố ở Trung Quốc cách đây 2 năm?
Nhiều người nghĩ rằng chúng tôi đã rời khỏi Trung Quốc, sự thật không phải như vậy. Google vẫn đang hoạt động bình thường tại Trung Quốc, thậm chí doanh thu từ quảng cáo trên internet và các thiết bị di động của chúng tôi còn đạt mức tăng trưởng khá cao.
Nếu có một điều Google có thể rút ra được từ Trung Quốc thì đó chính là việc đánh giá chưa đủ tiềm năng của thị trường này. Hiện nay, Google đóng góp 0,9% GDP của Trung Quốc, một con số khá lớn, nhưng tôi tin rằng chúng tôi có thể làm tốt hơn thế. Chắc chắn Google sẽ tham vọng hơn với thị trường Việt Nam.
Các quốc gia Đông Nam Á còn lại có thị trường internet khác biệt như thế nào mà khiến Google phải vào trước cả Việt Nam?
"Google vẫn còn e ngại vào Việt Nam dù đây là thị trường có tỉ lệ người dùng internet hơn 35% dân số"
Thái Lan tuy chỉ có 25 triệu người sử dụng internet, thấp hơn Việt Nam, nhưng lượng truy cập thông qua các thiết bị di động lại lên đến 40%. Google Thái Lan còn thống kê được rằng trung bình cứ 5 người sử dụng điện thoại thông minh thì có đến 3 người đã dùng các chức năng tìm kiếm trên internet bằng thiết bị của họ. Tỉ lệ này cao hơn so với các thị trường phát triển như Anh, Mỹ, Đức hay Úc. Ngoài ra, quốc gia này cũng sở hữu lượng tìm kiếm thông tin internet cao nhất Đông Nam Á với khoảng 55 triệu lượt mỗi ngày. Còn ở Indonesia, hãng thống kê Deloitte đã ước tính tỉ lệ đóng góp vào GDP của internet trong năm 2011 còn cao hơn cả ngành công nghiệp khai thác khí đốt thiên nhiên của nước này. Indonesia cũng đứng thứ hai ở châu Á về tần suất sử dụng Twitter, mạng xã hội kết nối người dùng bằng tin nhắn internet chủ yếu thông qua các thiết bị di động. Deloitte còn dự báo internet sẽ đạt tốc độ phát triển nhanh hơn bất kỳ ngành công nghiệp nào khác tại quốc gia Hồi giáo này trong vòng 4 năm tới.
Việt Nam có tỉ lệ người dùng internet đã lên đến hơn 35% dân số vào năm 2011; tỉ lệ người sở hữu điện thoại thông minh cũng đang tăng nhanh; hứa hẹn sẽ là một thị trường phát triển nóng trong thời gian tới.
Có thông tin Google và Facebook chưa nộp đủ thuế từ hoạt động quảng cáo internet tại Việt Nam?
Ở tất cả các quốc gia Google đã có văn phòng đại diện chính thức, luật quy định thuế bao nhiêu thì chúng tôi sẽ nộp đủ bấy nhiêu. Hiện tại chúng tôi vẫn chưa chính thức có mặt ở Việt Nam nên mọi hoạt động quảng cáo đều được thực hiện thông qua các đối tác tại chỗ. Vì vậy sẽ rất khó để Google đến từng đơn vị và yêu cầu họ phải làm thế này hay thế kia.
Vậy khi nào Google sẽ vào Việt Nam một cách chính thức?
Chúng tôi ước tính rằng internet sẽ đón tiếp 1 tỉ người dùng mới từ các thị trường đang phát triển từ năm 2010-2015. Họ không phải là những người sở hữu máy tính cá nhân hay laptop mà là người sẽ kết nối thông qua các thiết bị di động cầm tay, một xu hướng đã xuất hiện khá rõ ràng tại Việt Nam. Google luôn luôn tìm kiếm cơ hội tại những thị trường tiềm năng, nhưng tôi chưa thể cho biết thêm thông tin gì về vấn đề này.

0 comments:

Post a Comment

 
Top