Cách đây hai năm, Việt Nam quyết định chi ra hơn 1 tỷ để thuê đoàn làm phim từ Bắc Kinh sang Hà Nội thực hiện clip về du lịch với sự tham gia hỗ trợ của Tổng Cục Du lịch, ngành công an và ngoại giao.
Tư duy cổ hủ, thủ tục nặng nề
Đất nước ta có rất nhiều thắng cảnh đẹp, bãi biển Nha Trang là một ví dụ điển hình
Ông Bình giải thích: “Phim du lịch là một thể loại khác, chúng ta phải đứng từ góc độ người đi sang đây, phải tìm xem cái gì khiến họ tò mò, thích thú, chứ không phải ta có cái gì thì bày ra. Khi phim video bị đánh giá là không đạt chất lượng, có người bảo: “Phim hay như thế, còn cứ chê cái gì!?” khiến chúng tôi thấy họ giống như người bán hàng hễ người ta không mua là mắng”.
Ông Bình nói thẳng: Các phim của chúng ta về du lịch không xem được, tư duy vô cùng cổ lỗ, lạc hậu bởi nghệ sĩ của chúng ta đã đi ra hay lăn lộn ở nước ngoài đâu mà có được tư duy đó. “Tôi xin lỗi chứ chúng ta tư duy có cái gì xài cái đấy!”, ông Chủ tịch Hiệp hội Lữ hành Việt Nam nói.
Ông cũng thừa nhận, vừa qua có một số clip của người nước ngoài về du lịch Việt Nam rất chuyên nghiệp, khai thác những nét rất sâu, giản dị, nhưng rất đặc trưng, rất đẹp dù rất ngắn. Cho rằng kĩ thuật quay của Việt Nam không thua kém nước ngoài, nhưng ông Bình khẳng định: khi ghép lại thành một tác phẩm hoàn chỉnh thì tư duy không phù hợp với người làm du lịch.
Từng mấy chục năm lăn lộn với công việc làm du lịch, ông Vũ Thế Bình và các đồng nghiệp đau đáu có được đoạn phim đặc trưng, tiêu biểu và hấp dẫn du khách để mang đi khắp nơi trình chiếu, quảng bá, nhưng ông cũng đành bó tay. Trong nước không làm được, thuê nước ngoài làm giúp thì gặp nhiều cái khó.
Một góc thành phố Đà Nẵng khi đêm xuống
“Vừa qua chúng tôi có một cái thành công duy nhất là thuê Trung Quốc làm một video về chúng ta để phát ở Trung Quốc. Có lẽ đó là băng video đẹp nhất của chúng ta về du lịch để giới thiệu ra thị trường. Đài truyền hình Bắc Kinh đến đây quay giúp chúng ta một đoạn băng, gần như họ cũng giúp thôi vì tiền ăn ở đi lại quá tiền đấy rồi”, ông Bình tiết lộ.
Ông kể thêm những khó khăn khiến những người thực hiện dự án “suýt chết”, đó là thủ tục cho người nước ngoài vào làm phim, vấn đề kinh phí, quá trình duyệt. “Tất cả những thủ tục nặng nề, quan điểm cổ hủ của Việt Nam thì tôi xin nói thật thì còn lâu và rất lâu nữa chúng ta mới có được một cái băng quảng bá du lịch”, ông Bình bức xúc.
Lực bất tòng tâm
Trong một số clip du lịch của Hàn Quốc làm về Việt Nam, họ nhấn mạnh vào yếu tố trẻ trung, hiện đại bên cạnh nét duyên dáng truyền thống
Tuy nhiên, ông Phó Tổng cục trưởng cũng phải thừa nhận có quá nhiều rào cản cho việc làm những clip tương tự: “Việc chuyên gia Trung Quốc sang làm clip liên quan đến bao nhiêu bộ ngành: Công an, bộ ngoại giao… rất khổ sở vì quy định chặt chẽ, chưa nói đến vấn đề kinh phí, anh em làm vất vả, tiền không nhiều. Sau clip đó Tổng cục Du lịch chưa làm thêm clip nào vì chưa có tiền”.
Hiệu quả thì đã rõ, nhưng cái khó bó cái khôn, nếu dành toàn bộ ngân sách cho việc thực hiện clip thì ngành du lịch không đủ tiền. “Năm 2007, chúng ta quảng cáo CNN, mỗi lần xuất hiện 30 giây là hàng trăm nghìn đô la, đắt vô cùng. Ngay việc làm một clip, nước ngoài phải đầu tư hàng triệu đô cho vài phút. Cả ngành du lịch chỉ có vài chục tỷ để cả năm thực hiện bao nhiêu là hoạt động, bao nhiêu thị trường, lấy đâu ra mà làm? Chúng ta đang con làm theo kiểu nhà nghèo”.
0 comments:
Post a Comment