Ðỗ Hữu
Phương mất năm 1914. Đám tang của ông được tổ chức rất trọng thể. Thi
hài của ông được quàn nửa tháng mới chôn, mỗi ngày đón hàng trăm lượt
khách viếng. Trâu, bò, lợn, gà được mổ liên miên để cúng và đãi khách.
Bá hộ Xường: Đại gia ngành thực phẩm
Bá hộ Xường: Đại gia ngành thực phẩm
Bá hộ
Xường (1842 – 1896) tên thật là Lý Tường Quan, tên tự là Phước Trai, là
nhân vật thứ ba trong Tứ đại phú hộ đất Sài Gòn. Cuộc đời và sự nghiệp
của Bá hộ Xường - Lý Tường Quan được ghi chép lại rất ít, hầu hết chỉ
còn lưu lại trong những giai thoại. Theo đó, Lý Tường Quan là người Minh
Hương (Hoa Kiều trung thành với nhà Minh) chống lại nhà Thanh nên đến
lánh nạn ở miền Nam Việt Nam.
Thông
thạo cả tiếng Hoa lẫn tiếng Pháp, Lý Tường Quan trở thành thông ngôn cho
Pháp và được chính quyền thực dân tin tưởng, trọng dụng.
Tuy vậy,
địa vị mà nghề thông ngôn mang lại không làm Lý Tường Quan thỏa mãn.
Khoảng năm 30 tuổi, ông bỏ nghề này và nhảy vào thương trường.
Lĩnh vực
mà Lý Tường Quan nhắm đến là cung cấp lương thực, thực phẩm cho Sài Gòn
và các tỉnh lân cận. Biết tranh thủ thời cơ khan hiếm hàng hóa, lại
giỏi lấy lòng quan Tây để được che chở, nâng đỡ, ông nhanh chóng trở
thành đại gia số một trong lĩnh vực lương thực - thực phẩm lúc bấy giờ.
Do Tường Quan còn có tên khác là Xường, lại rất giàu có, nên người dân
thường gọi ông là Bá hộ Xường.
Với lợi
nhận từ việc kinh doanh thịt cá, Bá hộ Xường bắt đầu mua đất xây cất
biệt thự tại vùng Chợ Lớn để cho thuê và bán, gia sản lại càng được mở
rộng.
Dinh thự
của Bá hộ Xường rất bề thế, ngày nay tọa lạc trên đường Hải Thượng Lãn
Ông, được nhà nước xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.
Một công
trình khác ông để lại là khu nhà mồ cổ xây dựng năm 1896, hiện thuộc
địa phận quận Tân Bình, TP HCM. Toàn bộ công trình tuy không đồ sộ nhưng
rất khoáng đạt và tinh tế, là sự kết hợp của lối kiến trúc gôtich với
phong cách Á Đông.
Bá hộ Xường qua đời năm 1896. Sau khi ông mất, hầu hết tài sản bị con cháu ăn xài, tiêu phí hết.
Bá hộ Định và các “ứng viên” khác
Trong
câu truyền miệng trong dân gian “Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ
Định”, nếu ba vị trí đầu tiên của Tứ đại phú hộ được phân định rõ ràng
thì vị trí thứ tư lại có nhiều “phiên bản” khác nhau. Đôi khi “Tứ Định”
được thay thế bằng Tứ Hỏa, Tứ Trạch hoặc Tứ Bưởi.
“Tứ
Định” ở đây chính là bá hộ Định, một thương gia có tên thật là Trần Hữu
Định. Ông vốn là chủ tiệm cầm đồ rồi được chính quyền Pháp cho làm Hộ
trưởng kinh doanh đất đai, xuất nhập khẩu vải sợi, phất lên thành đại
gia nhờ biết nắm thời cơ những lúc hàng khan hiếm, tương tự như bá hộ
Xường. Và cũng giống bá hộ Xường, sau khi bá hộ Định mất, gia sản của
ông bị con cháu tàn phá tan hoang.
Trong vị
trí thứ tư của Tứ đại phú hộ, “Tứ Hỏa”, thường được gọi là Chú Hỏa, là
nhân vật gắn với nhiều giai thoại về sự giàu có.
Chú Hỏa
(1845-1901) có tên thật là Hứa Bổn Hòa, có tổ tiên là người Hoa ở Phúc
Kiến chống chính quyền mãn Thanh nên di cư sang Việt Nam. Vốn là người
nhặt ve chai, Chú Hỏa đã trở nên giàu có một cách lạ kỳ.
Thiên hạ
đồn rằng, khi đi nhặt ve chai Chú Hỏa đã nhặt được cả túi vàng nằm
trong một chiếc ghế nệm cũ và dùng số vàng đó làm ăn rồi giàu lên nhanh
chóng. Các phiên bản khác của giai thoại này thay túi vằng bằng bức
tượng đúc đồng nhưng bên trong đầy vàng, hoặc những thứ đồ cực kỳ quý
hiếm trong những món đồ vứt đi.
Khách sạn Majestic được chú Hoả xây dựng. |
Rồi có
cả những giai thoại cho rằng chú Hỏa an táng mộ cha đúng long mạch nên
làm ăn phát đạt hay thừa hưởng cả một kho báu của nhà Minh để lại. Những
giả thiết có phần thực tế hơn cho rằng Hỏa đã tích cóp để trở thành chủ
đại lý ve chai, hoặc được một ông chủ người Pháp thương tình giúp đỡ,
từ đó có vốn liếng để làm ăn.
Dù sự
thật như thế nào thì Chú Hỏa đã chứng tỏ được mình là một nhà kinh doanh
có tài. Ông là chủ nhân của công ty bất động sản Hui Bon Hoa, từng sở
hữu trên 20.000 căn nhà ở Sài Gòn.
Công ty
của Chú Hỏa đã xây dựng nhiều công trình có giá trị, còn tồn tại đến nay
như Bảo tàng Mỹ thuật TP HCM, Khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ,
Trung tâm cấp cứu Sài Gòn, khu nhà khách Chính phủ v..v. Ngoài ra, “Tứ
Trạch” trong Tứ đại phú hộ là Trần Trinh Trạch (1872-1942). Tương
truyền, ông xuất thân nhà nghèo, đi làm mướn cho một điền chủ nhập tịch
Pháp nên có vốn chữ nghĩa tiếng Pháp. Sau này, ông đi làm viên chức cho
tòa hành chính tỉnh Bạc Liêu. Nhờ vốn kiến thức về luật pháp mà ông giàu
lên nhờ thu mua tài sản điền địa của các địa chủ thất vận.
Trần
Trinh Trạch được xem là một trong những đồng sáng lập Ngân hàng Việt Nam
năm 1927- ngân hàng đầu tiên do chính người Việt Nam sáng lập và điều
hành, trụ sở đặt tại Sài Gòn.
Người con trai thứ ba của ông chính là Công tử Bạc Liêu, một cậu ấm ăn chơi khét tiếng cả Nam Kỳ.
“Tứ Bưởi” trong Tứ đại phú hộ chính
là Bạch Thái Bưởi, người được xem là nhà tư sản dân tộc tiêu biểu thời
cận đại trong lịch sử Việt Nam.
0 comments:
Post a Comment