THIÊN ĐƯỜNG THỜI TRANG NỮ HẢI PHÒNG

Không chỉ nuôi dưỡng, chăm sóc hàng chục người điên, anh Phước còn làm những việc ít ai dám làm như: tắm rửa cho những người qua đời trước khi khâm liệm; nhặt xác người chết vì tai nạn giao thông hay chết đuối.

Suýt chết vì vớt xác người
Anh Phước cho biết, từ năm 1976, khi cùng gia đình chuyển từ xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi vào sinh sống tại thôn Ia Rok, xã Chư Hdrông, anh đã gom, lượm hơn 1.000 xác chết vì tai nạn giao thông, chết đuối, đặc biệt là những người chết do cơn lũ lịch sử năm 2009 trôi dạt trên các dòng sông.
Tất cả những việc này, anh Phước không hề đòi hỏi gì, ngay cả khi các gia đình có lòng thành biếu anh chút ít tiền, anh đều từ chối. Anh bảo: "Nếu họ cho tôi đĩa xôi, hay quà bánh gì đó thì tôi nhận để mang về cho những người tâm thần tôi đang nuôi dưỡng ăn".
Có lần đi vớt xác trôi sông, anh gặp nguy hiểm về tính mạng. Đó là năm 2009, khi anh được nhờ đi vớt xác trôi trên dòng sông Ayun. Đã qua 5 ngày gia đình và cơ quan chức năng tìm kiếm thi thể nạn nhân xấu số này nhưng không thấy.
Rồi họ đến tìm anh nhờ giúp đỡ. Khi đó mọi người xác định, rất có thể xác nạn nhân đã bị dòng nước cuốn trôi về phía miệng cống, nơi nguồn nước đổ về thủy điện H’Mun, xã Barmaih, huyện Chư Sê. Cùng đi với anh Phước, có tới 8 người làm nghề vớt xác. Nhưng nước lớn, dòng chảy xiết nên không ai dám lặn xuống. Chỉ duy anh Phước là muốn xuống để kiểm tra. Trước khi bắt đầu mọi người thắt dây an toàn để sẵn sàng kéo anh lên nếu sự cố xảy ra.
Lao xuống dòng nước sâu hơn 3m, anh lần mò khắp miệng cống, nơi có nhiều thanh sắt làm rọ chắn rác xả vào lòng hồ. Sau một hồi tìm kiếm, tay anh đụng xác nạn nhân. Do ngạt thở, anh đã giật dây để mọi người kéo anh lên. Vừa nổi lên mặt nước, cũng là lúc anh bị ngất đi. Sau một hồi được cứu chữa, anh tỉnh lại rồi nói thi thể đang bị kẹt dưới dòng nước sâu nên không nổi lên được. Khoảng 30 phút sau anh và đồng nghiệp tiếp tục lặn xuống xác định được vị trí và đưa thi thể người xấu số lên bờ.
Anh Phước bảo:  "Khi vớt thi thể lên thì đã trương lớn và bắt đầu phân hủy rồi. Nhưng khi lên bờ thì máu trong tai và miệng người ta vẫn rỉ ra. Lúc này mình rất sợ, vì trong khi lặn mình đã trót… uống mấy ngụm nước rồi. Làm việc nghĩa như thế thì mình không sợ nguy hiểm, nhưng khi về nhà lại sợ, sợ nhất là bị lây bệnh, rồi lây lại cho gia đình vì có bao giờ mình mang đồ bảo hộ đâu”.
Làm việc nghĩa không để cầu danh
Chị Hà Thị Thu Hòa, chủ quán cà phê Sông Đà ở xã Chư Hdrông, tri ân những việc nghĩa mà anh Phước đã làm: “Chỉ có những người đặc biệt như anh Phước mới có thể làm được những việc phi thường như thế. Bản thân chúng tôi thấy những người bị tai nạn không còn nguyên vẹn đã khiếp vía rồi, chứ đừng nói đến việc dùng tay lượm từng bộ phận một cách chu đáo, cẩn thận như anh ấy”.
Đối với anh Phước, làm việc nghĩa không để cầu danh lợi
Ông Hoàng Quốc Lương, Phó Chủ tịch UBND xã Chư Hdrông cho biết: “Chính quyền và nhân dân địa phương biết rất rõ nhiều năm qua, anh Hà Tư Phước không chỉ nuôi dưỡng người bị tâm thần mà còn làm những việc nghĩa giúp đời. Hiện tại, hoàn cảnh gia đình anh Phước cũng có nhiều khó khăn. Đất đai sinh hoạt không nhiều, trong khi phải nuôi mẹ già, 2 con nhỏ và còn bỏ thóc gạo ra nuôi 18 người điên. Chính quyền nhiều lúc cũng muốn đến thăm hỏi, động viên gia đình anh Phước nhưng Phòng LĐ-TB-XH TP.Pleiku ra thông báo đình chỉ cơ sở nuôi dưỡng người tâm thầm của anh ấy. Do vậy chúng tôi không thể đến thăm được”.
Về vấn đề đóng cửa cơ sở nuôi người tâm thần của anh Phước, bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Gia Lai, cho biết: "Do cơ sở nuôi dưỡng người tâm thần của ông Hà Tư Phước không có giấy phép, không có bác sĩ khám bệnh và cấp thuốc định kỳ, nên năm 2010 Phòng LĐ-TB-XH TP.Pleiku đã ra quyết định đình chỉ hoạt động. Tuy nhiên khi chúng tôi về kiểm tra thì thấy gia đình anh Phước dù không có giấy phép nhưng hoạt động khá bài bản, chỗ ở cho những người bất hạnh khá sạch sẽ, bữa ăn của họ cũng được quan tâm chu đáo nên chúng tôi đã chỉ đạo tạo điều kiện để gia đình anh Phước tiếp tục thực hiện việc nghĩa của mình. Chúng tôi cũng mong muốn các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện có những đóng góp dù ít, dù nhiều để chung tay cùng gia đình anh Phước vượt qua khó khăn, chăm sóc những con người bất hạnh này".
Khó khăn, nguy hiểm về tính mạng và có nhiều nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật cho bản thân, gia đình nhưng tất cả những việc làm của anh Phước đều tự nguyện và xuất phát từ cái tâm. Anh Phước bảo đấy là lương tri mách bảo. “Mình làm những việc này không mong muốn lợi lộc, không cầu danh, không cần nổi tiếng. Mình chỉ muốn chia sẻ và đem đến cho những người thiếu may mắn và gia đình họ một chút gì đó để động viên, an ủi. Mình cũng gặp thuận lợi nhất định là có sự hậu thuẫn của mẹ và vợ, nên cũng đỡ đi khó khăn phần nào. Mình tiếp tục làm những việc này cho đến khi không còn sức khỏe nữa thì sẽ dừng”, anh Phước bộc bạch.

0 comments:

Post a Comment

 
Top