Rất nhiều nơi trên thế giới đang tẩy chay mạnh mẽ glyphosate vì nguy cơ gây ung thư, nhưng tại Việt Nam nhiều loại thuốc diệt cỏ được cấp phép sử dụng lại chứa chất này.
Theo Reuters, cuộc bỏ phiếu thông qua việc tái cấp phép sử dụng chất glyphosate trong 15 năm tiếp theo, từ 2016 - 2031 trên toàn bộ Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 8/3 vừa qua đã phải hoãn lại đến tháng 4 hoặc tháng 5 tới.Nguyên nhân là do vấp phải làn sóng phản đối dữ dội từ chính phủ các nước có nền kinh tế phát triển trong khu vực.
Glyphosate là hợp chất có trong các loại thuốc diệt cỏ phổ biến như Roundup của tập đoàn Monsanto, đã được Tổ chức Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) thuộc WHO cảnh báo ở cấp độ 2A về khả năng gây ung thư trong báo cáo tổng hợp đầu năm 2015.
Theo đó, một loạt các quốc gia Châu Âu đã xem xét cấm hoàn toàn việc sử dụng loại chất này trong nông nghiệp, bắt đầu từ Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Hà lan.
Tại Việt Nam, chất glyphosate vẫn xuất hiện rộng rãi trong danh mục các loại thuốc được giới thiệu trên các trang chuyên về thuốc bảo vệ thực vật.
Báo cáo của IARC về khả năng gây ung thư
của glyphosate ở cấp độ 2A. Báo cáo này được đưa ra từ ngày 20/3/2015,
tức là cách đây gần 1 năm.
Ngày 27/2 vừa qua, Hà Lan, Thụy Điển cùng Pháp đã mạnh mẽ chống lại việc tái cấp phép sử dụng thuốc diệt cỏ chứa glyphosate tại Châu Âu.
Hiện có hơn 1,5 triệu người đã gửi kiến nghị về vấn đề này đến ông Vytenis Andriukaitis, người được chỉ định phụ trách chính sách y tế và an toàn thực phẩm của EU.
Quốc hội Hà Lan đã bỏ phiếu phản đối việc gia hạn giấy phép sử dụng glyphosate trong khối EU. "Chính phủ yêu cầu đình chỉ sử dụng glyphosate trên toàn quốc", Marcel van Beusekom, phát ngôn viên của Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết.
Từ Thụy Điển, Bộ trưởng Môi trường Åsa Romson cho hay: "Chúng tôi sẽ không mạo hiểm tính mạng của người dân với những rủi ro đến từ glyphosate. Và chúng tôi không nghĩ rằng các kết quả phân tích hiện nay đã đầy đủ.
Thụy Điển sẽ không bỏ phiếu thuận cho đến khi có nghiên cứu sâu hơn và các nhà khoa học của Ủy ban An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) cần phải minh bạch hơn trong các nghiên cứu của họ".
Thuốc diệt cỏ phổ biến Roundup chứa glyphosate bị cấm sử dụng ở Colombia (Ảnh minh họa)
Bộ trưởng bộ Tài nguyên Môi trường Pháp Ségolène Royal tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống lại việc EU tái cấp phép sử dụng glyphosate.
"Pháp không ủng hộ báo cáo của EFSA về sự an toàn của glyphosate. Thay vào đó, chúng tôi quyết định dựa trên báo cáo của WHO về khả năng gây ung thư cấp độ 2A của hợp chất này", Ông Royal cũng cho biết thêm.
Động thái này của Pháp và các nước trong EU đã đánh một đòn lớn vào “những người khổng lồ” của lĩnh vực công nghệ sinh học như Monsanto và các công ty sản xuất thuốc trừ sâu khác.
Bởi lợi nhuận của các tập đoạn này chủ yếu đến từ việc kinh doanh glyphosate trên phạm vi toàn cầu.
Trong lịch sử nông nghiệp, chưa có một chất diệt cỏ nào được áp dụng rộng rãi như glyphosate ở thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, các nghiên cứu y tế liên quan tới ảnh hưởng của nó lên sức khỏe con người cũng như môi trường lại thiếu minh bạch, dưới lí do liên quan tới bản quyền của các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là Monsanto.
Vài năm trở lại đây, Monsanto cũng vướng vào nhiều vụ kiện tụng, biểu tình phản đối rầm rộ do những scandal y tế liên quan tới sản phẩm chứa slyphosate.
Năm 2012, Tòa án Pháp đã buộc tội Monsanto sau trường hợp một nông dân của họ bị ngộ độc Lasso, một loại thuốc trừ sâu do hãng này sản xuất.
Paul Francois, một người nông dân 47 tuổi đã bị tổn thương thần kinh nghiêm trọng, mất trí nhớ, gần như mất khả năng lao động do những cơn đau đầu kéo dài liên miên, sau khi hít phải hơi độc từ loại thuốc trừ sâu độc hại này.
Phản ứng của các nước khác
Argentina: Sau khi WHO chính thức thông cáo về khả năng gây ung thư ở cấp độ nguy hiểm của glyphosate, hơn 30.000 chuyên gia y tế ở Argentina đã cùng yêu cầu Chính phủ ban hành lệnh cấm sử dụng các sản phẩm chứa glyphosate.
Cách đây vài tuần, trong cuộc khủng hoảng y tế liên quan đến vi-rút zika tại nước láng giềng Brazil, chính các bác sĩ Argentina đã đưa ra những dữ kiện kết nối việc sản xuất những sản phẩm biến đổi gen với sự lan tràn khó kiểm soát của dịch bệnh.
Hiện Argentina đang phải chịu gánh nặng từ việc gia tăng tỷ tệ ung thư trên toàn quốc, mà một trong những lí do hàng đầu trực tiếp đến từ việc sử dụng glyphosate trong nông nghiệp.
Sri Lanka: Tổng thống mới đắc cử của Sri Lanka, Maithripala Sirisena, thi hành lệnh cấm sử dụng hoặc bán sản phẩm chứa glyphosate sau khi ngành y tế phát hiện ra rằng chất này là nguyên nhân chính gây bệnh thận ở nước này.
Cho đến thời điểm này, Sri Lanka đã tuyên bố cấm hoàn toàn glyphosate trên toàn lãnh thổ.
Colombia: Quốc gia này cũng ban hành lệnh cấm sử dụng thuốc diệt cỏ glyphosate cho cây trồng, chủ yếu là cây ca cao, nông sản xuất khẩu chủ đạo của nước này.
Phun thuốc diệt cỏ trên cánh đồng (Ảnh minh họa)
Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đang phản đối mạnh mẽ việc sử dụng glyphosate vì gây ra các bệnh nguy hiểm như bệnh thận, các loại dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ, bệnh đường tiêu hóa, Parkinson, tổn thương dây thần kinh và ung thư.
Trong khi đó, tại Việt Nam, glyphosate là chất phổ biến trong các loại thuốc diệt cỏ bày bán tràn lan và cũng là loại hóa chất có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được cấp phép sử dụng.
Chẳng hạn, thông tin trên website Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng có ghi: "Glyphosate là thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm (diệt cỏ sau khi cỏ đã mọc).
Hình ảnh thuốc diệt cỏ
Glyphosan 480SL có sử dụng hoạt chất Glyphosate (Hình ảnh chụp từ
website chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng).
Một số sản phẩm hoạt chất Glyphosate được sử dụng phổ biến tại Lâm Đồng gồm Glyphosan 480 SL; Kanup 480SL; Roundup 480 SC, BM - Glyphosate 41 SL, Confore 480SL".
Dưới đây là một số loại thuốc trừ cỏ chứa glyphosate bán tại Việt Nam:
Thuốc trừ cỏ GLYPHOSATE SUPREMO 41 SL sản xuất tại Malaysia.
Thuốc trừ cỏ KANUP 480SL có thành phần Glyphosate IPA Salt 480gr/l.
Thuốc trừ cỏ GLYPHOSAN 480 SL.
Mỗi năm ở Việt Nam có thêm 4.200 trường hợp trẻ dưới 19 tuổi mắc ung thư, theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF).
Năm 2012, trên địa bàn xã Sơn Kỳ, Sơn Hà, Quảng Ngãi, xảy ra 3 trường
hợp bị chết và 13 trường hợp bị các triệu chứng nôn mửa, chóng mặt,
huyết áp cao và mờ mắt.
Các nạn nhân trước đó đều có tiếp xúc với thuốc trừ cỏ hay chăm sóc, làm cỏ các rẫy mì (sắn) đã được phun thuốc trừ cỏ.
Theo báo cáo kiểm tra, xác minh của ngành bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Quảng Ngãi, thuốc trừ cỏ mà người dân xã Sơn Kỳ sử dụng để diệt cỏ tranh trên các rẫy mì là thuốc có nhãn hiệu KANUP 480SL, xuất xứ từ Mỹ, do một công ty trong nước nhập khẩu và sang chai.
Thuốc trừ cỏ nhãn hiệu KANUP 480SL có thành phần là Glyphosate IPA Salt 480g/lít.
Xem bài viết đầy đủ tại đây.
Các nạn nhân trước đó đều có tiếp xúc với thuốc trừ cỏ hay chăm sóc, làm cỏ các rẫy mì (sắn) đã được phun thuốc trừ cỏ.
Theo báo cáo kiểm tra, xác minh của ngành bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh Quảng Ngãi, thuốc trừ cỏ mà người dân xã Sơn Kỳ sử dụng để diệt cỏ tranh trên các rẫy mì là thuốc có nhãn hiệu KANUP 480SL, xuất xứ từ Mỹ, do một công ty trong nước nhập khẩu và sang chai.
Thuốc trừ cỏ nhãn hiệu KANUP 480SL có thành phần là Glyphosate IPA Salt 480g/lít.
Xem bài viết đầy đủ tại đây.
0 comments:
Post a Comment