Yên
Thành có 11 vạn dân trong độ tuổi lao động thì có hơn 2 vạn người đi
xuất khẩu lao động (XKLĐ), trong đó hơn 1 vạn đi theo đường “chui”. Việc
XKLĐ “chui” đã biến Yên Thành từ một huyện nghèo thành “huyện tỉ phú”
như lời người dân Nghệ An. Nhiều làng xã được xây dựng khang trang không
khác gì những khu phố sầm uất ở các đô thị.
Lột xác, đổi đời
Nhập cư bất hợp pháp
Không chỉ ở Nghệ An, dọc các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Hà Tĩnh..., phong trào đi XKLĐ “chui” cũng thu hút hàng nghìn lao động. Ở mỗi tỉnh đều có chân rết đường dây tổ chức khá kín từ VN đến tận các nước như Nga, Anh, Đức và một số nước Đông Âu. Mỗi suất đi chi phí từ 400-500 triệu đồng.
Theo những lao động từng đi về và những người không may mắn khi thất bại trong các chuyến đi cho biết: “Việc XKLĐ “chui” thu hút hàng ngàn người đi là do nhiều gia đình có người đi trót lọt gửi tiền về rất nhiều, lên đến tiền tỉ hằng năm. Trong khi đi XKLĐ đường chính ngạch thì khó, thủ tục rườm rà, nhất là hai thị trường Nhật, Hàn Quốc tuyển người rất khó, đã vậy thu nhập không bằng những người đi làm tại Anh, Đức và những nước Đông Âu khác. Hơn nữa, đi XKLĐ “chui” không hạn chế độ tuổi, chỉ cần có tiền là đi được với thủ tục đơn giản bằng hộ chiếu du lịch hoặc thăm thân nhân do đường dây tổ chức”.
Đề cập chuyện này với chúng tôi, một cán bộ thuộc Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết cục cũng nắm được các thông tin này qua báo cáo của các ngành lao động địa phương. Tuy nhiên, đây không phải là dạng XKLĐ chính ngạch mà là một dạng nhập cư bất hợp pháp nên không thuộc diện quản lý của ngành lao động.
Không chỉ ở Nghệ An, dọc các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Hà Tĩnh..., phong trào đi XKLĐ “chui” cũng thu hút hàng nghìn lao động. Ở mỗi tỉnh đều có chân rết đường dây tổ chức khá kín từ VN đến tận các nước như Nga, Anh, Đức và một số nước Đông Âu. Mỗi suất đi chi phí từ 400-500 triệu đồng.
Theo những lao động từng đi về và những người không may mắn khi thất bại trong các chuyến đi cho biết: “Việc XKLĐ “chui” thu hút hàng ngàn người đi là do nhiều gia đình có người đi trót lọt gửi tiền về rất nhiều, lên đến tiền tỉ hằng năm. Trong khi đi XKLĐ đường chính ngạch thì khó, thủ tục rườm rà, nhất là hai thị trường Nhật, Hàn Quốc tuyển người rất khó, đã vậy thu nhập không bằng những người đi làm tại Anh, Đức và những nước Đông Âu khác. Hơn nữa, đi XKLĐ “chui” không hạn chế độ tuổi, chỉ cần có tiền là đi được với thủ tục đơn giản bằng hộ chiếu du lịch hoặc thăm thân nhân do đường dây tổ chức”.
Đề cập chuyện này với chúng tôi, một cán bộ thuộc Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết cục cũng nắm được các thông tin này qua báo cáo của các ngành lao động địa phương. Tuy nhiên, đây không phải là dạng XKLĐ chính ngạch mà là một dạng nhập cư bất hợp pháp nên không thuộc diện quản lý của ngành lao động.
H.V.
Chúng tôi tìm về Sơn Thành, một trong
những xã giàu nhất huyện nhờ có đông người đi XKLĐ “chui”. Ở đây còn râm
ran câu chuyện thật như bịa qua lời kể của phó chủ tịch UBND xã Cao
Viết Năm về gia đình ông Tâm ở xóm 6. Đầu năm vừa rồi, người nhà ông Tâm
đi nhận tiền của con gửi về. Khi mở bọc tiền đếm được 18.000 USD, ông
Tâm ngất tại chỗ “vì cả đời cày ruộng chưa thấy tiền nhiều như thế” như
lời ông nói khi tỉnh lại. Cũng theo anh Cao Viết Năm, trước năm 1986 Sơn
Thành là xã nghèo nhất huyện nhưng nay là nơi sầm uất với nhà lầu san
sát. Đó là nhờ hiệu quả từ việc người dân rủ nhau đi “chui” ra nước
ngoài làm ăn và gửi tiền về. Xã có 3.300 lao động thì có gần 1.800 người
đi XKLĐ “chui”. Theo người dân ở đây, nhiều gia đình có trên 100 tỉ
đồng đã vào Bình Dương, ra Hà Nội, đến Cửa Lò xây khách sạn, nhà hàng.
Trong xã tiệm vàng mọc lên như nấm.
Nổi tiếng và giàu nhất trong xã là đại gia đình ông Lê Bình, người có con đi xuất khẩu nhiều nhất ở Sơn Thành với bốn con trai và bốn con dâu, rể. Anh Thành, con trai ông Bình, đi Nga ba năm nay trở về và đã đưa được thêm bà con, họ hàng sang Nga. Theo anh Thành, đa số lao động xuất khẩu sang Nga và một số nước Đông Âu thường buôn bán ở chợ, mở quán bán hàng ăn. Họ thường xuyên nhảy cóc từ nước này sang nước khác nhờ các đường dây. Riêng một số người đi Anh chỉ chuyên làm hai nghề là trồng cần sa và làm “neo” (chăm sóc móng tay, móng chân). Nghề trồng cần sa nếu không bị cảnh sát bắt thì vào mùa thu hoạch, mỗi tháng có thể kiếm 500 triệu đồng. Nếu bị bắt sẽ bị trục xuất, nhưng về nước họ lại cắm nhà hoặc vay nóng tiền để đi lại ngay.
Ông N.D. - một trong những người từng đi xuất khẩu “chui” sang Đức nay đã trở thành đại gia ở Sơn Thành - cho biết: “Người đầu tiên ở xã này đi XKLĐ “chui” là nhờ có người nhà làm nghiên cứu sinh ở Ba Lan đưa sang. Người sang trước rước người theo sau, chỉ mấy năm mà họ gửi tiền về xây nhà lầu, mua xe hơi khiến cả xã khác lác mắt. Lúc đó, mấy anh em tôi ở nhà làm hết nghề này sang nghề khác nhưng vẫn không bằng một người đi xuất khẩu gửi tiền về. Thế là tụi tui tìm cách “bứt phá” tư duy để làm giàu bằng con đường xuất khẩu “chui”. Tôi sang Đức và sau đó tìm đường đến Nga làm cửu vạn tại trung tâm thương mại của người Việt. Khi có vốn tôi mở quầy buôn bán. Lúc kinh nghiệm làm ăn và vốn liếng nhiều thì tìm cách đưa anh em bên nhà sang”.
Rời Sơn Thành, chúng tôi đến xã Đô Thành. Hỏi chuyện xuất khẩu “chui”, chủ tịch UBND xã Hồ Chí Cường nói: “Xã tôi có 3.000 hộ, 8.000 lao động nhưng có tới 2.000 người đi xuất khẩu. Toàn xã có 2.000 nhà hai tầng trở lên. Xe hơi “mua chơi” có trên 100 chiếc. Xe làm ăn bên Lào 100 chiếc. Tính khiêm tốn, bình quân thu nhập đầu người 23 triệu đồng/năm”. Hỏi sự giàu có nhờ đâu mang lại, ông Cường cho biết đó là nhờ XKLĐ “chui”.
Muôn vẻ “chui”Nổi tiếng và giàu nhất trong xã là đại gia đình ông Lê Bình, người có con đi xuất khẩu nhiều nhất ở Sơn Thành với bốn con trai và bốn con dâu, rể. Anh Thành, con trai ông Bình, đi Nga ba năm nay trở về và đã đưa được thêm bà con, họ hàng sang Nga. Theo anh Thành, đa số lao động xuất khẩu sang Nga và một số nước Đông Âu thường buôn bán ở chợ, mở quán bán hàng ăn. Họ thường xuyên nhảy cóc từ nước này sang nước khác nhờ các đường dây. Riêng một số người đi Anh chỉ chuyên làm hai nghề là trồng cần sa và làm “neo” (chăm sóc móng tay, móng chân). Nghề trồng cần sa nếu không bị cảnh sát bắt thì vào mùa thu hoạch, mỗi tháng có thể kiếm 500 triệu đồng. Nếu bị bắt sẽ bị trục xuất, nhưng về nước họ lại cắm nhà hoặc vay nóng tiền để đi lại ngay.
Ông N.D. - một trong những người từng đi xuất khẩu “chui” sang Đức nay đã trở thành đại gia ở Sơn Thành - cho biết: “Người đầu tiên ở xã này đi XKLĐ “chui” là nhờ có người nhà làm nghiên cứu sinh ở Ba Lan đưa sang. Người sang trước rước người theo sau, chỉ mấy năm mà họ gửi tiền về xây nhà lầu, mua xe hơi khiến cả xã khác lác mắt. Lúc đó, mấy anh em tôi ở nhà làm hết nghề này sang nghề khác nhưng vẫn không bằng một người đi xuất khẩu gửi tiền về. Thế là tụi tui tìm cách “bứt phá” tư duy để làm giàu bằng con đường xuất khẩu “chui”. Tôi sang Đức và sau đó tìm đường đến Nga làm cửu vạn tại trung tâm thương mại của người Việt. Khi có vốn tôi mở quầy buôn bán. Lúc kinh nghiệm làm ăn và vốn liếng nhiều thì tìm cách đưa anh em bên nhà sang”.
Rời Sơn Thành, chúng tôi đến xã Đô Thành. Hỏi chuyện xuất khẩu “chui”, chủ tịch UBND xã Hồ Chí Cường nói: “Xã tôi có 3.000 hộ, 8.000 lao động nhưng có tới 2.000 người đi xuất khẩu. Toàn xã có 2.000 nhà hai tầng trở lên. Xe hơi “mua chơi” có trên 100 chiếc. Xe làm ăn bên Lào 100 chiếc. Tính khiêm tốn, bình quân thu nhập đầu người 23 triệu đồng/năm”. Hỏi sự giàu có nhờ đâu mang lại, ông Cường cho biết đó là nhờ XKLĐ “chui”.
Theo chủ tịch UBND huyện Yên Thành Nguyễn Tiến Lợi, hơn 1 vạn lao động xuất khẩu “chui” của huyện có mặt hầu khắp các nước châu Âu như Nga, Ba Lan, Đức, Anh, Czech, Hungary, Bulgaria. Ở châu Á họ chuyên đi một số nước và vùng lãnh thổ như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan, Lào. Ở Trung Á họ đi Qatar. Còn ở châu Phi họ đi Angola. Mỗi xã có một thị trường riêng biệt, ví như xã Bảo Thành, Quang Thành chuyên đi Nga; xã Đô Thành đi Anh, Đức, Qatar, Đài Loan và Lào; xã Hồng Thành, Phú Thành đi Hungary; xã Vĩnh Thành đi Hàn Quốc; xã Sơn Thành đi Czech, Ba Lan, Đức và Anh. Trong 39 xã, thị nổi lên hai xã có số người đi lao động nhiều nhất, đó là Sơn Thành 1.750 người và Đô Thành 2.000 người. Còn lại bình quân 200-300 người/xã.
“Hằng tháng, người dân huyện Yên Thành từ nước ngoài gửi tiền về khiến cán bộ huyện cũng như cán bộ ngân hàng thấy mà “ngộp”. Từ năm 2005, huyện phải đề nghị tỉnh cho mở dịch vụ gửi tiền từ nước ngoài về ngân hàng nông nghiệp cấp huyện. Mỗi năm các lao động gửi qua dịch vụ ngân hàng này 13 triệu USD, gửi qua các dịch vụ tư nhân 12 triệu USD, tổng ngoại hối hằng năm là 25 triệu USD” - ông Lợi nói.
Một số người có thâm niên xuất khẩu “chui” ở Yên Thành nay đã về quê trở thành chủ đường dây chi nhánh cấp huyện. Các chi nhánh này đều dồn về đầu mối ở TP Vinh (Nghệ An) hoặc ở Hà Nội. Trong vai tìm đường đi xuất khẩu, chúng tôi gặp bà chủ đường dây xuất khẩu “chui” lớn nhất ở TP Vinh. Và sau đây là những thông tin của bà: “Muốn đi Anh thì bay sang Pháp là nhanh nhất. Từ Pháp sang Anh chỉ mất sáu giờ đi taxi nhưng sang Pháp rất khó, thi thoảng mới lọt một vài người. Từ trước đến nay đường dây chủ yếu dẫn người sang Nga. Từ Nga mới đi tiếp sang Ba Lan, Đức, Pháp rồi mới đến Anh. Có hai dạng đi, đó là đi “Vip” và đi “cỏ”. Khi nộp hộ chiếu phải đặt cọc 500 USD. Ra Hà Nội để bay nộp tiếp 3.000 USD. Đến Nga phải vào “kho” để chờ đường dây. Đi “Vip” là đi thẳng bằng taxi của từng nước, một taxi chở một người. Còn đi “cỏ” là đi đường bộ qua biên giới bằng đường rừng hoặc đường sông, đường biển. Đi “Vip” mất 27.000 USD/người. Đi “cỏ” 25.000 USD/người”. Theo đường dây này, mỗi chuyến chỉ đi được vài ba người.
Theo bà chủ đường dây, nếu tôi đi bà sẽ nối mạng để Hà Nội xếp lịch ngay. Bà cũng cho tôi biết thêm là hầu hết lao động XKLĐ “chui” đều dùng hộ chiếu và visa du lịch.
0 comments:
Post a Comment