THIÊN ĐƯỜNG THỜI TRANG NỮ HẢI PHÒNG

Từ đôi bàn tay trắng

Sinh năm 1987 ở thôn Khang Giang, xã Yên Đồng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, nhiều hàng xóm bây giờ kể lại vẫn nhớ về tuổi thơ của cậu bé Hòa nghịch ngợm. Năm 14 tuổi, đang yên đang lành, cậu đùng đùng bỏ nhà lên Hà Nội để đi đánh giày. Về sau, gia đình tìm được mang về nhưng việc học hành cũng kể từ đó mà trễ nải.

Câu chuyện làm giàu ở châu Phi của bạn trẻ Đặng Văn Hòa rất đặc biệt.

Không chọn được học vấn để tiến thân, Hòa chọn nghề xây dựng vì đơn giản đó là công việc anh đam mê và phù hợp với năng lực của mình. Cậu bé Hòa bắt đầu theo các chú, các anh để học nghề xây dựng, một công việc vất vả.

Tháng 9/2008, được người thân giới thiệu, Hòa quyết định sang Angola với mục đích ban đầu là làm thợ xây vì thu nhập ở đây khá hơn tại Việt Nam. Hòa kể: "Ban đầu sang mới sang, mình làm thuê cho người Angola, mỗi tháng trừ tiền ăn ở, lương được 500 USD/tháng. Được 6 tháng, công ty làm ăn thua lỗ, cắt giảm lương của anh em người Việt. Để xoay xở thu nhập, mình phải kéo anh em ra ngoài nhận thêm công trình để làm".
Sau những công trình nhỏ, Hòa mạnh dạn đột phá chuyển sang kinh doanh và nhận về những công trình lớn hơn.

Khó khăn ban đầu lớn nhất của Hòa khi tự lập nghiệp chính là những bất đồng về ngôn ngữ và giấy tờ để hợp pháp hóa công việc xây dựng mà anh đang theo đuổi. Khi mới tách ra, vốn liếng của Hòa chỉ là một ít quan hệ với người bản xứ, ban đầu, anh chỉ nhận được những công trình rất nhỏ, số tiền thu về chỉ đủ để chi tiêu, sinh hoạt hằng ngày. Có một số vốn nhỏ kèm theo vay mượn, anh mở cửa hàng đầu tiên với dịch vụ chụp ảnh và photocopy.
Hòa cho biết: "Ban đầu thiếu vốn nên chạy vạy cũng vất vả lắm, lãi cũng không có nhiều. Nhưng mình may mắn được nhiều anh em giúp đỡ, thêm nữa, điểm đặt cửa hàng lại nằm ở khu vực trung tâm nên lấy lại vốn cũng nhanh. Trong một năm sau khi mở cửa hàng, mình không gửi được một đồng nào về nhà, nhưng đồng thời cũng đã mở được 3 cửa hàng để bán đồ điện tử và dịch vụ internet".
Gần một năm sau khi tách ra làm riêng, Hòa mới đủ tiền lo giấy tờ hợp pháp để lao động ở xứ người, tránh được nỗi lo canh cánh việc chính quyền Angola kiểm tra.
Cho đến nay, Hòa đã có 5 cửa hàng kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ tại Angola.

Khi trở nên hợp pháp, ngoài những công trình về nhà ở, Hòa bắt đầu nhận những công trình lớn hơn như trường học. Anh đã thêm trong tay 5 cửa hàng điện tử, quán net, dịch vụ chụp ảnh, photocopy và các dịch vụ giải trí khác... Cho đến thời điểm này, Hòa đã có một lực lượng lao động với 30 người Việt Nam và 10 người bản xứ. Anh đang liên kết để thành lập một công ty, dự kiến khai trương vào đầu năm 2013.

Làm giàu - không thể thiếu đam mê

"Với quỹ lương 40.000 USD/tháng, hiện tại, lương của thợ đầu cánh mình trả là 1.500 USD/tháng; lương bình quân của các thợ và phụ khác khoảng 1.100 - 1.200 USD/tháng; nhân viên của cửa hàng là 700 - 900 USD/tháng. Tất cả đã bao ăn ở và chu cấp tiền thuốc men khi bệnh tật, tai nạn", Hòa cho biết.

Nguồn lao động người Việt Nam của Hòa chủ yếu là các thanh niên lành nghề cùng quê với anh. Hòa cho rằng, tuyển người đồng hương để làm việc cùng nơi đất khách, ngoài việc có thể tin tưởng thì cũng là một cách để xây dựng quê hương.
Thành công đến với Hòa là bởi sự nỗ lực và niềm đam mê.

Đất nước châu Phi Angola rất giàu tài nguyên và phát triển kinh tế bằng việc xuất khẩu kim cương, dầu mỏ... Lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ năm 1975, hiện nay có hàng nghìn người Việt Nam đang sinh sống ở Angola với nhiều nghề như xây dựng, kinh doanh và các chuyên gia giáo dục và y tế...

Bên cạnh sự phát triển kinh tế, tình hình an ninh đối với người Việt Nam ở đất nước này còn nhiều bất ổn. Hòa kể: "Tháng 7/2011, 7 tên cướp có vũ trang mang theo dao và súng đến đe dọa mà cướp đi của mình 50.000 USD cùng với nhiều tài sản quý khác. Kể từ đó, mình cũng phải cẩn thận hơn, chuyển chỗ ở và lắp camera để đảm bảo an ninh cho anh em yên tâm làm việc".
Angola là một đất nước đang phát triển.

Hiện tại, hoạt động xây dựng và kinh doanh của Hòa đã đi vào ổn định, anh cho biết, tất cả các mục tiêu anh đặt ra từ đầu năm cho đến nay đều đã đạt được. Về tương lai gần, anh dự định mở tiệm làm gạch và cửa hàng bán vật liệu xây dựng để hỗ trợ thêm cho nghề xây dựng vốn là sở trường của anh. Hiện tại, anh đã mua máy móc và phương tiện, và đang tìm kiếm địa điểm thuận lợi để đặt xưởng. Dù những may mắn và thành công đến với Hòa nhanh nhưng anh vẫn mong một ngày được trở về Việt Nam, vì chẳng nơi nào an toàn hơn quê hương mình.
Giải lao sau lao động của người Việt Nam tại Angola.
Lập nghiệp thành công dù con đường học hành trắc trở, Hòa tâm sự: "Nếu được lựa chọn lại, mình sẽ đi học và vẫn chọn nghề xây dựng để lập nghiệp. Được đi đó đi đây với những công trình là niềm yêu thích của mình từ ngày còn nhỏ".

0 comments:

Post a Comment

 
Top