THIÊN ĐƯỜNG THỜI TRANG NỮ HẢI PHÒNG

60 tác phẩm được vẽ theo lối fantasy art đã dựng lên những hình tượng các nhân vật lịch sử Việt Nam vừa oai phong vừa gần gũi với nhịp sống hiện đại của giới trẻ.

Đó là những bức tranh khắc họa các nhân vật lịch sử có tên gọi Anh hùng Việt Nam, được sự trau chuốt rất tỉ mỉ, cùng lời chú thích rõ ràng. Các tác phẩm này được những thành viên của Viettoon (diễn đàn của những người yêu thích sáng tạo mỹ thuật tại nước ngoài) phóng họa, làm sống dậy niềm tự hào dân tộc, một tình yêu đất nước trong giới trẻ.
Với trăn trở của một người muốn khích lệ tinh thần yêu sử, quảng bá nền lịch sử nước nhà tới cộng đồng quốc tế, anh Hoàng Vi Kha, sáng lập viên của Viettoon cho biết: "Phải làm sao người Việt Nam khắp toàn cầu luôn tự hào và người ngoại quốc sẽ cẩn thận hơn khi phán đoán một điều nào đó đến từ phương Đông. Chẳng hạn như khi nhìn một nhân vật thì họ biết rằng đó là người anh hùng của nước Việt chứ không phải một nước châu Á nào khác. Nhưng một mình Viet Toon hoặc một mình văn sĩ, họa sĩ nào đó không đủ sức, cái quan trọng là ý thức và sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhiều người hơn nữa".
Anh nói thêm: "Thay vì phê bình, chỉ trích thì chúng tôi mong muốn cộng đồng người Việt ở trong nước và trên toàn thế giới cùng làm chứ đừng tẩy chay. Hoặc làm hay hơn, làm tốt hơn. Nếu mỗi chúng ta biết đây là trách nhiệm của mình thì sẽ dốc lòng hướng dẫn con cháu, và người ngoại quốc hiểu biết thêm hơn về Việt Nam. Để mai sau, nếu có so sánh, thế hệ Việt Nam sẽ dùng các hình ảnh hoàn toàn Việt Nam “bất khuất như Trần Bình Trọng”, “tài trí như Nguyễn Trãi”, “đẹp như Kiều Nguyệt Nga” .
Cùng ngắm một số tác phẩm trong bộ Anh hùng Việt Nam với lời chú thích cụ thể do các thành viên Viettoon thực hiện:

 
Đinh Tiên Hoàng - Đinh Bộ Lĩnh được biết tới tài năng quân sự khi còn nhỏ tuổi đã bày trò cưỡi trâu đánh trận. Tranh vẽ theo lối fantasy art với ý tưởng đưa hình ảnh cỡi trâu và cờ lau gắn bó với Đinh Bộ Lĩnh. Tranh cũng muốn đưa ý niệm thần thánh hóa những anh hùng lịch sử Việt nam.
 
Lê Đại Hành Lê Hoàn - Vẽ theo lối fantasy art. Ông từng trông giữ thập đạo quân (thập đạo tướng quân) dưới thời vua Đinh, cho nên tranh vẽ với bối cảnh đoàn hùng binh. Phía trên có rồng hiện ra tượng trương cho sự trỗi dậy của một Đại Cồ Việt. Các cờ hiệu lấy từ các linh vật được tạo ra trong khu đền thờ thời tiền Lê và tiền Lý.
Ngô Vương Ngô Quyền và trận đánh đi vào lịch sử trên sông Bạch Đằng. Tranh vẽ theo lối fantasy art và luật phối cảnh của lối truyện tranh mới. Y giáp được dựa theo một số tranh cổ và sự tưởng tượng. Bàn tay vung ra nắm đấm với ý nói: sẽ đập tan mọi cuộc xâm lược.
Khúc Thừa Dụ và Khúc Hạo được xem có công trong việc cải cách hành chính và đặt cơ sở cho nền độc lập sau này. Y phục vẽ theo tượng của hai vị tại đền thờ.
Trần Quốc Toản tay bóp nát trái cam khi không được tham dự hội nghị quân sự cao cấp tại Bình Than.
Nguyễn Trãi sau khi đại thắng quân Minh đang thanh thản gác kiếm viết "Cáo Bình Ngô" lừng danh. Tranh vẽ theo lối fantasy art. Dòng chữ viết thẳng lên trời như  những dòng thiên thư. Bối cảnh là một phần vách núi ảnh thật của ải Chí Linh nơi quân Lam Sơn đánh tan tác quân Minh. Trong tranh còn có cây vải và con rắn gợi ý tới vụ án "Lệ Chi Viên" sau này của ông.
Hồ Quý Ly và con Hồ Nguyên Trừng. Thời đại nhà Hồ được biết đến bởi Những cải cách mới và nhất là sự phát minh súng thần cơ (hỏa pháo cải tiến) và thuyền cổ lâu (thuyền chiến lớn có hai tầng).
 
Đặng Dung dưới trăng mài gươm là một hình ảnh bi hùng trong lịch sử và thi ca (qua bài thơ Thuật Hoài nổi tiếng của ông) Tranh vẽ theo lối phối cảnh truyện tranh hiện đại. Hình ảnh thân thể Đặng Dung lực lưỡng tráng kiện không chỉ miêu tả ông thực vốn là người giỏi võ nghệ mà còn ý kêu gọi người Việt Nam phải văn võ song toàn.
 
Quang Trung Nguyễn Huệ đang tiến quân đánh phá giặc Thanh vào dịp Tết (có cành đào đất Bắc) Bộ trống trận danh tiếng của nghĩa quân Tây Sơn. Hình ảnh Nguyễn Huệ được vẽ theo các di ảnh còn lưu lại.
Đô đốc Tuyết và phu nhân Trần Thị Lan - ông tên là Nguyễn Văn Tuyết, là danh tướng nhà Tây Sơn, Việt Nam. Ông được người cùng thời liệt trong Tây Sơn thất hổ tướng. Vợ ông cũng là một người giỏi võ nghệ. Cả hai người đều là tướng tài dưới thời Tây Sơn. Tranh vẽ theo lối fantasy art một pha múa kiếm của đôi vợ chồng tướng soái này.
 
 Vua Gia Long Nguyễn Ánh - Thống nhất đất nước sau bao năm dài gian khổ chiến tranh, nội chiến. Tranh vẽ theo di ảnh của ông. Dùng bối cảnh kinh thành Huế vì ông lập kinh đô tại Huế (giảm thanh thế của Thăng Long) và ảnh bản đồ đất nước vào triều đại của ông. Hai chữ Việt Nam tên đất nước cũng từ triều của ông mà có tới nay.
 
 Hoàng Diệu trong trận tử chiến giữ thành Hà Nội. Di ảnh của ông được dùng trong tranh. Bộ y giáp của triều Nguyễn còn lưu lại tại viện bảo tàng. Cảnh Pháp đánh thành Hà Nội phỏng theo tranh vẽ của sách sử của Pháp.
 
 Võ Đình Tú, một trong Tây Sơn thất hổ tướng. Ông còn được biết đến bởi tài nghệ sử dụng côn thật giỏi nên có danh gọi là "Côn Thần Võ Đình Tú". Cảnh vẽ lại ông đã múa côn đỡ gạt mưa tên của quân Nguyễn Ánh khi quân đội của ông bị tấn công. Không một mũi tên nào phạm được vào người ông. Y giáp dựa theo y giáp các tượng thờ ngũ hổ tướng nhà Tây Sơn.
 
 Tranh mang tên Tiếp nối với hình ảnh một chiến sĩ thời đại nhà Trần trao lại thanh gươm báu ghi khắc "Bảo Quốc Trừ Gian" cho một thanh niên thời đại ngày nay

0 comments:

Post a Comment

 
Top