Trải qua bao thăng trầm nhưng thành phố hoa phượng đỏ vẫn còn giữ được hồn phố, nhịp sống thong thả và phóng khoáng.
Đường Lê Hồng Phong rực rỡ về ban đêm
Chúng tôi tới Hải Phòng đúng dịp thành
phố này đang trong những ngày kỷ niệm 60 năm giải phóng (13.5.1955 -
13.5.2015). Khắp các tuyến đường quanh trung tâm Hải Phòng được trang
hoàng cờ hoa, đèn điện rực rỡ sắc màu.
Lưu Quang Bình, 36 tuổi, một người chính gốc Hải Phòng dẫn tôi đi thăm thú những con đường, di tích và thưởng thức nhiều món ăn ngon nổi tiếng ở đây. Đi trên đường Lê Hồng Phong vào buổi tối, chúng tôi không khỏi choáng ngợp với hệ thống đèn trang trí lung linh, huyền ảo suốt dọc tuyến đường dài khoảng hơn 3 km đoạn từ sân bay Cát Bi vào trung tâm.
Những chiếc đèn được làm mô phỏng hình cánh buồm, chiếc nón, bên trong là hoa phượng đỏ - một biểu tượng của thành phố. Hệ thống đèn trang trí này được lắp đặt từ dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi đã làm con đường như khoác lên chiếc áo mới rực rỡ vào buổi tối.
Một số tuyến phố như Minh Khai, Hồ Xuân Hương, Lê Đại Hành... không quá ồn ào vào buổi tối dù rất gần dải vườn hoa trung tâm vốn sôi động, tấp nập người qua lại. Dưới ánh đèn đường màu vàng nhạt, những căn nhà xây dựng theo kiến trúc Pháp nằm lặng lẽ dưới tán cây phượng, một cảm giác bình yên đến lạ.
Anh Bình nói rằng đó là một trong những điều cho thấy “hồn phố” mà đô thị Hải Phòng vẫn còn giữ được qua những thăng trầm, đổi thay. “Hải Phòng là thành phố công nghiệp nhưng nhịp sống chậm hơn so với những thành phố cấp quốc gia khác. Không gian thành phố thoáng đãng, hiếm khi bị tắc đường, lụt lội như Hà Nội, TP.HCM”, anh Bình bày tỏ.
Mỗi khi anh Bình đăng ảnh về đô thị, cảnh đẹp của Hải Phòng lên Facebook, nhiều người bạn của anh đang sống ở miền Nam và nước ngoài đều chia sẻ nỗi nhớ Hải Phòng, mong sớm trở lại quê hương. Mùa hoa phượng đã nở, anh Bình nói rằng đang lên kế hoạch đi chụp phượng để những người bạn sống xa Tổ quốc thấy gần hơn với quê hương.
Lưu Quang Bình, 36 tuổi, một người chính gốc Hải Phòng dẫn tôi đi thăm thú những con đường, di tích và thưởng thức nhiều món ăn ngon nổi tiếng ở đây. Đi trên đường Lê Hồng Phong vào buổi tối, chúng tôi không khỏi choáng ngợp với hệ thống đèn trang trí lung linh, huyền ảo suốt dọc tuyến đường dài khoảng hơn 3 km đoạn từ sân bay Cát Bi vào trung tâm.
Những chiếc đèn được làm mô phỏng hình cánh buồm, chiếc nón, bên trong là hoa phượng đỏ - một biểu tượng của thành phố. Hệ thống đèn trang trí này được lắp đặt từ dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi đã làm con đường như khoác lên chiếc áo mới rực rỡ vào buổi tối.
Một số tuyến phố như Minh Khai, Hồ Xuân Hương, Lê Đại Hành... không quá ồn ào vào buổi tối dù rất gần dải vườn hoa trung tâm vốn sôi động, tấp nập người qua lại. Dưới ánh đèn đường màu vàng nhạt, những căn nhà xây dựng theo kiến trúc Pháp nằm lặng lẽ dưới tán cây phượng, một cảm giác bình yên đến lạ.
Anh Bình nói rằng đó là một trong những điều cho thấy “hồn phố” mà đô thị Hải Phòng vẫn còn giữ được qua những thăng trầm, đổi thay. “Hải Phòng là thành phố công nghiệp nhưng nhịp sống chậm hơn so với những thành phố cấp quốc gia khác. Không gian thành phố thoáng đãng, hiếm khi bị tắc đường, lụt lội như Hà Nội, TP.HCM”, anh Bình bày tỏ.
Mỗi khi anh Bình đăng ảnh về đô thị, cảnh đẹp của Hải Phòng lên Facebook, nhiều người bạn của anh đang sống ở miền Nam và nước ngoài đều chia sẻ nỗi nhớ Hải Phòng, mong sớm trở lại quê hương. Mùa hoa phượng đã nở, anh Bình nói rằng đang lên kế hoạch đi chụp phượng để những người bạn sống xa Tổ quốc thấy gần hơn với quê hương.
Những căn nhà khang trang soi bóng xuống dòng sông
0 comments:
Post a Comment