Một cô ca sĩ khá xinh đẹp quê ở Hải Phòng ra giá khi mang thai “hộ” là ngôi nhà 3 tỷ và 700 triệu đồng kèm theo. Nhưng cũng có cô mới 21 tuổi đưa ra mức giá chỉ 100 triệu đồng.
Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến về việc chấp nhận hay tiếp tục cấm mang thai hộ để sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình. TS Nguyễn Văn Cừ, Phó Khoa Luật dân sự (Đại học Luật Hà Nội) - thành viên tổ biên tập sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình - cho biết qua các phiên thảo luận, nhiều ý kiến cho rằng nên chấp nhận cho mang thai hộ.
Tuy nhiên, đa phần các ý kiến chưa đồng tình mở rộng phạm vi người mang
thai hộ mà chỉ chấp thuận nếu đó là chị em ruột thịt. Xung quanh việc
có nên chấp nhận mang thai hộ hay không, đối tượng như thế nào, nếu xảy
ra tranh chấp sẽ xử lý ra sao, PV đã tìm gặp người trong cuộc, các bác
sĩ, nhà làm luật để trao đổi về vấn đề này.
Có cầu ắt có cung
Một đại gia vốn hiếm muộn con nay đã ngoài 50 tuổi. Vị đại gia này nhờ
bạn bè tìm hộ người đẻ thuê hoặc mang thai hộ. Gọi là “hộ” nhưng ông sẵn
sàng bỏ tiền ra để trả cho người mang thai hộ đó.
Người phụ nữ ngồi giữa này không thể sinh con.
Tìm khắp mối, ông không ưng ai. Cô là cave chuyên nghiệp, cô lại quá
xấu nên ông không duyệt được. Cuối cùng, người bạn giới thiệu cho ông
một cô ca sĩ đất cảng.
Ông khá ưng cô này vì cô xinh xắn, dáng đẹp, không phải gái giang hồ.
Tuy nhiên, cô ra giá khá cao. Ông phải trả công cô bằng một ngôi nhà 3
tỷ đồng và kèm theo 700 triệu đồng.
Còn chị N. T. H, (Hai Bà Trưng, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi đang ở trong một
tình cảnh không còn lựa chọn. Tôi đang rất mệt mỏi. Tôi khát khao được
làm mẹ, nhưng tôi không thể mang thai dù tôi đã có phôi trữ lạnh. Tôi
muốn tìm người mang thai hộ nhưng làm sao để an toàn cho con tôi sau
này? Khi tìm được người mang thai hộ rồi tôi phải làm gì để đảm bảo con
sẽ được ra đời mạnh khỏe?
Tôi không có chị em gái để nhờ, vợ chồng tôi không muốn nhờ một người
quen biết. Tôi vừa vào TP.HCM vì tôi thấy trong đó việc mang thai hộ đơn
giản hơn nhiều so với ngoài Bắc. Tôi được biết người mang thai hộ
thường tập trung ở quận 8 nên tôi sẽ nhờ người quen đi tìm và làm hợp
đồng cụ thể chặt chẽ”.
Trong vai người muốn tìm người mang thai hộ, phóng viên đã gặp một cô
gái tên T., sinh năm 1991, nhà ở Hà Nội. Cô kể cô đã có chồng và con hơn
1 tuổi. Cô và chồng làm nghề lao động tự do, vì cần tiền nên cô mới làm
vậy.
Khi được hỏi, chồng có đồng ý cho mang thai hộ không, T có vẻ khá chân
thật khi nói: “Vợ chồng em đã thống nhất làm việc này rồi, nên chị yên
tâm. Nhưng chỉ là mang thai hộ, tất cả là của người ta chứ không quan hệ
trực tiếp gì cả”.
“Thế em sẽ ở đâu trong thời gian mang thai?”. “Em ở luôn nhà mình”.
“Vậy em không ngại hàng xóm à, vì họ sẽ hỏi con em đâu?”. Vì vấn đề này
có lẽ cô chưa tính đến nên ngập ngừng một lúc cô bảo: “Em cũng hơi
ngại”.
T đưa ra giá khá rẻ là 100 triệu đồng cho việc mang thai hộ này. Mọi
chi phí khám xét do người đi thuê trả. Nếu đồng ý, ứng trước cho cô và
khi đặt phôi vào người cô thì đưa tiếp. Khi hỏi phải đưa bao nhiêu, cô
bảo tùy phía bên thuê.
Mang thai hộ: Tỷ lệ rất ít nên cần cân nhắc
Nếu có nhu cầu mang thai hộ, chỉ cần ra bệnh viện Phụ sản TW
sẽ gặp được cò (người áo xanh) giới thiệu các dịch vụ
liên quan đến sinh đẻ như mang thai hộ ...
Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến về việc chấp nhận hay tiếp tục cấm mang thai
hộ để sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình. Qua các phiên thảo luận, nhiều
ý kiến cho rằng nên chấp nhận mang thai hộ. Tuy nhiên, đa phần các ý
kiến chưa đồng tình mở rộng phạm vi người mang thai hộ mà chỉ chấp thuận
nếu đó là chị em ruột thịt.
Vì nếu mở rộng đối tượng mang thai hộ sẽ dễ phát sinh việc hình thức là
mang thai hộ nhưng đằng sau nó là những hợp đồng tiền bạc.
Tuy nhiên, trên thực tế việc núp bóng mang thai hộ vẫn có dù theo Nghị
định 96/2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh
nêu rõ, hành vi mang thai hộ có thể bị phạt từ 30 triệu đến 40 triệu
đồng.
TS-BS Lê Vương Văn Vệ, Giám đốc Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội,
cho biết: Trong khoảng 100 cặp vợ chồng, có 10-15 cặp không thể có con
tự nhiên. Tuy nhiên, họ có thể tìm đến các biện pháp hỗ trợ sinh con.
Nhưng cũng có trường hợp không thể mang thai như phụ nữ bị cắt tử cung,
tử cung bị dị tật… Khi đó, chỉ còn biện pháp là nhờ người mang thai hộ.
Bác sĩ Vệ cho rằng, thực tế, trong hàng nghìn người vô sinh mới có vài
người có nhu cầu mang thai hộ. Và đặt ra vấn đề cho phép mang thai hộ,
các nhà làm luật cần cân nhắc vì luôn có tính 2 mặt của nó.
Bác sĩ Phạm Thị Minh Trang, nguyên phó chủ nhiệm Khoa Sản phụ và Kế
hoạch hóa gia đình, bệnh viện 19/8 phân tích về tình trạng không thể có
con của những phụ nữ không may mắn: “Người mẹ không sinh con được khi bị
tắc ống dẫn trứng. Trứng không tự di chuyển vào tử cung được.
Hoặc vòi trứng bị hẹp cũng gây nên tình trạng chửa ngoài tử cung. Vì
khi trứng rụng sẽ di chuyển vào vòi trứng. Trứng và tinh trùng thường
gặp nhau ở vòi trứng sau đó thành hợp tử. Hợp tử này lớn dần nhưng nếu
vòi trứng bị hẹp thì hợp tử sẽ nghẽn lại và làm tổ luôn ở vòi trứng chứ
không phải ở tử cung.
Ngoài ra, những phụ nữ có nhân xơ trong lòng tử cung cũng khó để chửa vì nguy cơ sảy thai cao”.
Bác sĩ Trang cho rằng, việc mang thai hộ vì ý nghĩa nhân đạo, nên làm. Nhưng vì tiền để làm lại là điều không nên.
Mang thai hộ ở những người không phải chị em cũng tiềm ẩn nguy cơ gây
nhiều thảm kịch gia đình như người mang thai hộ cướp luôn người chồng,
người con của gia đình đó, nếu quá trình mang thai, họ phát sinh tình
cảm với đứa trẻ.
0 comments:
Post a Comment