THIÊN ĐƯỜNG THỜI TRANG NỮ HẢI PHÒNG

Chính sách này chỉ ảnh hưởng tới 6,6% doanh nghiệp và tác động đến 1% chi phí.
Là người đại diện Chính phủ nhằm giải đáp những vướng mắc của cộng đồng doanh nghiệp tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) 2012 diễn ra ngày 3/12, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho biết, hướng điều hành của Chính phủ thời gian tới sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó có vấn đề tiếp cận vốn.
Cụ thể, cơ quan điều hành đang xem xét giảm lãi suất theo xu hướng giảm của lạm phát. Đồng thời, thông qua giải quyết các khoản nợ xấu, sẽ lưu thông được dòng tín dụng.
 
"Chúng tôi đã, đang và sẽ làm một cách quyết liệt. Chúng tôi khẳng định là sẽ làm được" - Phó Thủ tướng nói. Mức lương tối thiểu quá thấp ở Việt Nam đang bị lợi dụng.
Hiện nay, theo Phó Thủ tướng, nợ xấu của các tổ chức tín dụng khoảng trên 70% là nợ qua tài sản bảo đảm và nhiều tổ chức tín dụng đã thực hiện trích lập dự phòng rủi ro khá lớn. Bên cạnh đó, tại chính sách tài khóa, Chính phủ chủ trương hạn chế tăng các chi phí đối với doanh nghiệp trong đó có cả thuế và phí.
Riêng về thuế, Phó Thủ tướng cho hay, Chính phủ Việt Nam đã có lộ trình cải cách thuế đến 2015 và trước mắt, trong năm 2013, Chính phủ sẽ trình Quốc hội sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó xem xét đến việc hạ thuế.
Đồng thời, cơ quan điều hành cũng đã tổ chức rà soát lại các khoản phí và lệ phí để đảm bảo không tăng gánh nặng cho doanh nghiệp.
Trước đó, đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ông Vũ Tiến Lộc đã kiến nghị, Chính phủ nên đưa mức thuế thu nhập doanh nghiệp từ mức 25% hiện nay xuống 20% nhằm khuyến khích đầu tư. Mức thuế 25% mà Việt Nam đang áp dụng hiện nay được cho là đang cao hơn so với khu vực (tại Thái Lan, mức thuế này hiện là 23%; Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan là 17%). Điều này ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh trong hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
Tại diễn đàn lần này, sau khi nghe nhiều kiến nghị của các Tổ chức và Hiệp hội doanh nghiệp trong và ngoài nước giãi bày khó khăn khi Chính phủ yêu cầu tăng lương tối thiểu, theo đó, tạo ra gánh nặng về chi trả cho chủ doah nghiệp, Phó Thủ tướng khẳng định rằng, lương tối thiểu của Việt Nam hiện tại đang rất thấp.
Đại diện Chính phủ chỉ rõ, chính tình hình này vô hình trung đã tạo điều kiện để một số doanh nghiệp lợi dụng, trả lương rẻ mạt cho nhân công, ảnh hưởng đến đời sống công nhân, người lao động.
"Chúng tôi thấy rằng, theo lộ trình, lương tối thiểu phải đến 2015-2016 mới có thể đảm bảo được cuộc sống tối thiểu của người lao động, trong điều kiện lao động giản đơn nhất" - Phó Thủ tướng nói.
Theo lộ trình đó, trong năm 2013, Chính phủ sẽ tăng và điều chỉnh tiền lương tối thiểu khoảng 22-25%. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Phó Thủ tướng cho biết, bản thân ông cũng như các thành viên Chính phủ đã nhận được đơn thư từ các hiệp hội ngành hàng kiến nghị chỉ tăng trong khoảng 17-18%.  "Qua xem xét, Thủ tướng và Chính phủ cũng đã chấp nhận đề nghị này".
Nếu với mức tăng khoảng 17-18%, theo tính toán của cơ quan điều hành, sẽ chỉ có 6,6% số doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh lương tối thiểu và phần chi phí tăng thêm do điều chỉnh tăng lương tối thiểu không đến 1%.
"Do vậy, điều chỉnh lương tối thiểu sẽ không ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp" - Phó Thủ tướng khẳng định.

0 comments:

Post a Comment

 
Top