THIÊN ĐƯỜNG THỜI TRANG NỮ HẢI PHÒNG

Cứ tưởng lọt được "mắt xanh" của vua là tột đỉnh vinh quang, hạnh phúc, nhưng với một số bà hoàng trong sử Việt, vẫn có nỗi buồn khó nói.

Là Hoàng quý phi của Hoàng đế Tự Đức, rồi được nhà vua yêu thương và sủng ái nhất, bà Trang Ý vẫn phải chịu cảnh “chiếu đơn, giường lạnh”. Nguyên do là không phải ông hoàng "say hoa" ở nơi nào khác, mà từ nhỏ, nhà vua mắc bệnh đậu mùa, lại hay ốm đau nên sức khoẻ không được sung mãn. Tệ hơn, về đường sinh lý, ông còn bị bất lực nên không thể "gần gũi" đàn bà...
Ảnh minh họa.
Bà Trang Ý vẫn hết lòng với vua và luôn cố gắng hoàn tất vai trò trong chốn hậu cung để xứng đáng với địa vị được sùng ái. Thế nhưng, vào năm Tự Đức thứ 35 (1882), tình hình đất nước có nhiều biến động, vua quá bận với việc chủ trì các cuộc họp bàn của triều đình để tìm phương đối phó với giặc Pháp, đã khiến sức khỏe suy sụp, lại thêm tật hay nổi cáu, tức giận đột ngột và vô cớ. Thế rồi, một lần do sự chậm trễ thuốc men của người phục dịch, Tự Đức nổi trận lôi đình, buộc tội bà Trang Ý là thiếu cẩn trọng, giáng xuống hàng Trung Phi. Lúc đó, bà vô cùng đau khổ. Mãi sau này, vua hối hận - trước khi chết (19/7/1883), đã di ngôn truyền phải phong cho bà Trang Ý làm Hoàng hậu.
Chung nỗi buồn với bà Trang Ý, 12 bà vợ của Vua Khải Định phải sống trong cảnh cô đơn, lạnh lẽo. Trong các thú vui của ông hoàng này không hề có tình dục. Suốt 10 năm làm vua, Khải Định không ăn nằm với bà vợ nào. Ông đã nuôi Nguyễn Đắc Vọng làm thị vệ. Ban đêm, vua ôm ông Vọng mà ngủ. Và cũng nhờ sự khéo léo trong việc phục tùng này mà ông Vọng được thăng chức nhanh lên Ngũ đẳng Thị vệ.
Khải Định (1885–1925) - vị vua thứ 12 của nhà Nguyễn, trị vì từ 1916 đến 1925. Ảnh tư liệu
Chưa kể, vào ngày lễ hội tổ chức những buổi vũ múa do cung tần mỹ nữ đảm trách, vua Khải Định nhìn những màn vũ một cách buồn chán. Có lúc ông còn bảo quan hãy dẹp những màn vũ ấy và thay thế vào những màn vũ công nam. Vua Khải Định lấy làm thích thú, còn ra lệnh những vũ công nam cần phải thoa phấn, đánh má hồng và tô môi son đỏ; thậm chí cho họ mặc áo quần màu lòe loẹt...
Nhiều người biết Khải Định bất lực, chính vua cũng nhận điều đó. Thế nhưng, các quan đại thần vẫn muốn “tiến” cung con gái để được làm ông nhạc (bố vợ) của vua, mong hưởng nhiều quyền lợi. Vào những lúc đó, vì khó lòng chối từ, vua thường nói với các quan: "Nội cung của Trẫm là một cái chùa (ý nói không có chuyện ái ân tình dục), ai muốn vào tu thì cứ vào!".
Theo ý kiến của một số nhà nghiên cứu tâm lý hiện nay, vua Khải Định không phải bất lực, mà không thích gần đàn bà. Trong cuốn Chuyện nội cung các vua Nguyễn, ông Nguyễn Đắc Xuân viết: "Những buổi sáng phải ra điện Cần Chính thiết triều, các bà đứng hai hàng bái yết đón chào, vua liền dùng tay ôm gọn hai vạt áo bào sát vào người để khỏi vướng vào đàn bà".
Tượng vua Trần Dụ Tông ở đền Trần.
Các bà vợ của Hoàng đế Trần Dụ Tông cũng phải chịu kiếp có chồng nhưng không biết "mùi" phòng the. Sách Đại Việt Sử ký toàn thư chép: "Vào đêm trung thu năm Khai Hựu thứ 11, vua Trần Minh Tông đi thuyền chơi trên Hồ Tây, hoàng tử Hạo (Vua Trần Dụ Tông sau này) mới lên bốn tuổi cũng được đi theo. Hoàng tử vô ý rơi xuống nước. Mọi người hoảng hốt nhảy xuống mò tìm, mãi hồi lâu mới mò được xác hoàng tử kẹt ở lỗ cống đơm cá. Khi vớt lên thì Hoàng tử đã chết. Thượng Hoàng sai thầy thuốc Trâu Canh cứu chữa. Trâu Canh tâu rằng: có thể cứu được nhưng phải dùng kim châm vào các huyệt, Hoàng tử có thể sống nhưng chỉ sợ sau này sẽ bị liệt dương..."
Thời gian trôi qua, không ai còn nhớ câu nói cuối cùng của Trâu Canh khi cứu hoàng tử Hạo. Đến năm lên 14 tuổi, Thượng hoàng cưới vợ cho Dụ Tông. Hoàng hậu là công chúa Y Từ, con gái thứ tư của Bình Chương Huệ Túc Vương. Lúc đó, lời nói năm xưa của thần y Trâu Canh trở nên ứng nghiệm. Vua Dụ Tông nhận ra mình không có khả năng làm chồng...

0 comments:

Post a Comment

 
Top