THIÊN ĐƯỜNG THỜI TRANG NỮ HẢI PHÒNG

Viết án cũng đã nhiều nhưng có lẽ trong cuộc đời tác nghiệp của mình, tôi chưa từng gặp trường hợp nào mà kẻ giết người lại nhận được nhiều cái nhìn cảm thông và thương xót như trường hợp của Nguyễn Quang Hưng (18 tuổi, cụm 3, xã Xuân Phú, huyện Phúc Thọ, TP Hà Nội).

Hai ngày trước khi lên đường nhập học đại học, Hưng đã trở thành kẻ giết người. Thay bằng giảng đường đại học là những đêm dài mịt mùng trong phòng tạm giam. Thay bằng tương lai xán lạn là những tháng ngày đối mặt với bản án không dễ dàng…
Nguyễn Quang Hưng.
Nguyễn Quang Hưng.
Nhìn vào ngôi nhà đơn sơ của vợ chồng anh Nguyễn Quang Đạo và chị Đặng Thị Nhâm (bố mẹ của Nguyễn Quang Hưng), không ai có thể tin rằng họ đã phải mất mười năm trời để xây dựng nó. Chẳng phải vì nó kiểu cách, kiên cố gì mà chỉ đơn giản ngôi nhà ấy được xây bằng chính công sức của vợ chồng anh chị.
Hằng ngày vợ chồng chị Nhâm vẫn đi làm thuê, phu hồ cho người ta. Tối đến, chị Nhâm tự tay xách vôi, trộn vữa để chồng xây nhà. Cứ thế ròng rã nhiều ngày tháng. Rồi sau đó, vì một sự cố xảy ra trong gia đình nên anh chị không thể tiếp tục xây nữa, đành bỏ dở.
Tới mức, phần xây dở của ngôi nhà đã mọc rêu xanh mà vợ chồng chị vẫn chưa thể xây tiếp. Để dở dang một thời gian dài họ lại kỳ cạch trát trát xây xây. Và trong khoảng mười năm ấy, ngôi nhà mới thực sự được hoàn thiện.
Khó khăn là vậy nhưng vợ chồng anh Đạo lúc nào cũng ao ước cho con cái được học hành tử tế để thoát khỏi cảnh nghèo, không đi vào vết xe đổ của bố mẹ. Cũng may, trời ban cho anh chị hai đứa con một gái, một trai đều ngoan ngoãn học giỏi.
Con gái đầu cũng đã đỗ Đại học Sư phạm ở Thái Nguyên. Và năm nay tin mừng lại đến với vợ chồng chị khi mà con trai Nguyễn Quang Hưng cùng một lúc đỗ hai trường đại học là: Đại học Nông nghiệp 1 và Đại học Tài nguyên và Môi trường.
Nhà nghèo nên Hưng luôn đặt cho mình quyết tâm thi đỗ đại học để mong thay đổi số phận. Ngoài giờ học, Hưng vẫn phải thường xuyên theo mẹ ra đồng trồng màu, cấy lúa. Khi không phải mùa vụ, lại theo bố mẹ đi phu hồ để kiếm tiền đóng học phí. Mùa hè năm nay, sau khi thi xong đại học, Hưng đã đi phụ hồ.
Trước hôm xảy ra án mạng, Hưng còn hí hửng mang tiền công người ta trả về đưa hết cho mẹ không thiếu một xu. Thấy con ngoan ngoãn, biết thương mẹ, chị bảo: “Thôi, con cầm lấy mà mua sắm quần áo, sách vở. Sắp sửa nhập học rồi cũng cần nhiều thứ phải chi tiêu”. Nghe mẹ nói vậy, Hưng xin phép được mua một chiếc điện thoại để sau này tiện liên lạc với gia đình. Sau đó hẹn chị gái về hai chị em đi mua sắm quần áo.
Trước hôm nhập học hai ngày, Hưng hẹn Trang là chị họ và một người bạn nữa ra gần cầu liên hoan chia tay. Buổi tối hôm đó (31/8), Hưng xin phép bố mẹ ra khỏi nhà từ sớm. Trước khi đi còn xin mẹ 10 nghìn nói là để mua kẹo liên hoan.
Thấy con xin từng đó, chị bảo: “Mười nghìn thì mua được gì hả con?”. Chị muốn cho thêm nhưng Hưng nhất mực từ chối. Hưng khoe với mẹ là có Trang mang bưởi từ nhà đi rồi nên không cần mua gì nhiều nữa đâu. Với lại cũng có nhiều người gì cho cam, Hưng chỉ hẹn hai người bạn thân và mình nữa là ba người cả thảy, mục đích chia tay bạn bè là chính.
Ngã rẽ cuộc đời
Rõ ràng, nếu không có chuyện gì xảy ra thì chỉ hai hôm nữa là Hưng nhập học và đường đường trở thành một chàng tân sinh viên. Vậy mà, cuộc đời lắm nỗi trớ trêu. Mọi chuyện đã không giản đơn như thế.
Trong lúc đang vui vẻ gọt bưởi và ăn kẹo cùng hai bạn thì bỗng đâu có một đám thanh niên khoảng mười người tiến đến. Một người trong số đó bấm đèn từ điện thoại dọi thẳng vào mặt Trang. “Nó gí vào mặt cháu rồi bảo để xem xinh hay xấu. Cháu trả lời là “xấu, không được soi, mất lịch sự”. Gã đó còn bảo: “Cứ soi, mày có thích tao quẳng mày xuống sông không?”. Một thằng trong bọn đó còn sờ vào ngực cháu” – Trang buồn bã kể lại sự việc tối hôm đó.
Khi thấy đám thanh niên ngày càng lấn tới, Trang còn bảo Hưng và một bạn nữa là về đi, cứ để Trang ở đó, vì nghĩ mình là con gái nên chắc bọn nó không đánh đâu. Dù Trang nói vậy nhưng Hưng nhất định không nghe. Hưng bảo Trang leo lên xe để Hưng chở về.
Khi Hưng vội vàng chở Trang về thì bị đám thanh niên chặn lại đánh. Trang và Hưng chạy vào một ngõ cụt. Đến trước cổng nhà một người dân tên là Lĩnh thì hết đường. Cả hai định trèo tường vào đó để thoát thân nhưng không kịp. Đám thanh niên vẫn tiếp tục bám theo và đuổi đánh Hưng.
Trước sự bao vây của một lực lượng hùng hậu, Hưng hoảng sợ nên đã lấy con dao gọt hoa quả mà khi nãy Trang mang theo để gọt bưởi khua khoắng với mục đích không để ai dám tiến lại gần mình. Trong lúc xô xát, Hoàng Văn Thân (tức Quân, SN 1991, ở cụm 3, xã Xuân Phú) đã lao vào và bị con dao Hưng cầm trên tay đâm một nhát trúng tim làm Quân chết trên đường đi cấp cứu.
Đơn xin giảm án cho hung thủ
Hung tin Nguyễn Quang Hưng đâm chết Quân làm xôn xao cả vùng quê Xuân Phú. Án mạng xảy ra tại một miền quê vốn yên bình đã là một điều bất ngờ, bất ngờ hơn nữa hung thủ lại là một người nổi tiếng ngoan ngoãn, học giỏi. Vừa mới đây thôi người ta còn ồn ào thán phục chuyện Hưng đỗ cùng lúc hai trường đại học. Vậy mà niềm vui chưa dứt nay lại nghe tin như sét đánh ngang tai Hưng là hung thủ giết người khiến nhiều người không dám tin.
Khi chúng tôi về Xuân Phú để tìm hiểu về vụ án, nghe người dân xót thương cho kẻ giết người hơn là giận. Đã có nhiều đảng viên, cán bộ của địa phương còn dày công đi phỏng vấn hàng chục nhân chứng từ hai phía kẻ giết người và người bị hại để viết đơn xin được giảm nhẹ tội cho Hưng.
Hàng loạt lá đơn của nhiều tổ chức của địa phương như: Đơn của Cụm dân cư số 5 Ân Phú; đơn của Ban Mặt trận Tổ quốc thôn; đơn của Hội Cựu chiến binh… Có lẽ đây là trường hợp vô cùng hiếm hoi khi một kẻ giết người lại nhận được nhiều sự xót thương từ những người xung quanh.
Hưng đã đầu thú, đã công nhận mình là kẻ giết người. Mọi việc có lẽ phải cần đến một kết luận điều tra chính thức và một phiên tòa xét xử. Tuy nhiên, “tiếng kêu oan” của những người thực sự sốc trước thái độ ngoan ngoãn, vượt khó vươn lên của Hưng trong cuộc sống thường ngày đủ thấy họ đã hiểu rằng, trong hoàn cảnh bị dồn tới bước đường cùng, Hưng mới phải làm như thế.
Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã hỏi ý kiến của nhiều người dân xã Xuân Phú. Hầu hết họ đều nói rằng: “Trong hoàn cảnh như thế thì việc tự vệ là hoàn toàn chính đáng”. Giọt nước mắt của người đảng viên già không anh em họ hàng gì với Hưng, tấm lòng của vị Đại tá Quân đội “giữa đường thấy chuyện bất bình” đã cùng nhau viết đơn tha thiết mong được giảm nhẹ tội cho Hưng.
Lá đơn tập hợp những ý kiến xin được giảm án cho Hưng.
Lá đơn tập hợp những ý kiến xin được giảm án cho Hưng.
Ông Vũ Duy Cư là một thương binh từ chiến trường trở về đã bức xúc nhận xét: “Nó phạm tội giết người là quá dở rồi. Nhưng cháu nó ngoan lắm. Tôi đến nhà chơi với bố nó, không bao giờ trông thấy mặt nó, vì nó toàn đi học hoặc ở lỳ trong buồng mà học.
Thấy người ta sàm sỡ cô gái đi cùng mình, Hưng cũng không dám chống trả hay cãi cọ. Nó lấy xe chở Kiều Trang về. Thế mà chúng vẫn bị 12 tên dùng xe máy đuổi theo để đánh. Bị dồn vào ngõ cụt, trèo tường trốn mà bọn xấu vẫn kéo xuống để đánh hội đồng. Tôi nói thật, nếu nó không chống lại thì có lẽ nó phải chết. Nếu là anh chị phải chọn giữa việc chết hay là trở thành kẻ giết người để tự vệ anh chị sẽ chọn cách nào?”.
Thật khó để trả lời được câu hỏi của người thương binh ấy, bởi có trong hoàn cảnh ấy, bản năng mới mách bảo chúng ta nên làm gì?
Trưởng Công an xã Xuân Phú, ông Hoàng Văn Thịnh nói với chúng tôi: Cháu Hưng là một thanh niên ngoan ngoãn, học giỏi, chưa bao giờ gây gổ với ai. Việc cháu bị truy đuổi đến “bước đường cùng” như thế, rồi “chẳng may gây án” rõ ràng là tự vệ chính đáng.
Thậm chí, một số đối tượng kể trên, khi truy đuổi Hưng và Kiều Trang, thấy hai em vứt lại cái xe đạp để thoát thân, bọn chúng còn khênh xe lên xe máy đem đi luôn. Mãi sau này có người dọa, đánh người mà còn lấy xe của họ thì phạm tội nặng lắm, bọn chúng mới khênh xe về ném ở gần Ủy ban nhân dân xã. Hành vi của nhóm thanh niên đánh Hưng, bỉ ổi với Kiều Trang, thật sự rất côn đồ, nó đã khiến chính quyền và người dân địa phương không khỏi bất bình.
Luật sư Trương Anh Tú, Trưởng văn phòng Luật sư Trương Anh Tú, Đoàn luật sư TP Hà Nội:
Xét về tương quan lực lượng thì một cậu bé 18 tuổi đối đầu trước một nhóm cả chục người thì mất cân xứng nghiêm trọng. Hành vi khua dao này phòng vệ chính đáng, thỏa mãn dấu hiệu của phòng vệ chính đáng. Nếu đi giám định, cháu Hưng mà bị thương tích 11% thì khép những kẻ truy đuổi đánh đập Hưng kia vào tội cố ý gây thương tích. Ngay cả khi không đủ 11%, hoặc thương tích không rõ ràng và sau một thời gian mất đi thương tích rồi thì có thể khép vào tội gây rối trật tự công cộng.
Với các đơn thư của địa phương có nhận xét tốt về nhân thân, tư cách của cháu, đặc biệt là đơn thư xin giảm nhẹ tội cho cháu, thì việc ấy sẽ càng góp thêm phần dư luận để các cơ quan chứ năng có cái nhìn đầy đủ về một con người bị truy đuổi, đánh đập, chạy vào đường cùng mà “kẻ xấu” không tha, để rồi họ buộc phải “phòng vệ”. Rõ ràng, Hưng đã bỏ chạy đã hòng thoát thân nhưng bất lực không còn cơ hội nào để trốn thoát nên đã phản ứng một cách “tiêu cực” là cầm dao vung lên nhằm mục đích tự vệ.

0 comments:

Post a Comment

 
Top