Chỉ trong
vài năm, cô gái quê Nguyễn Thị Loan đã gần như “lột xác”: sửa cả giọng
nói đến dáng vẻ bề ngoài, từ một nữ vận động viên bóng chuyền đăng
quang Hoa hậu biển, giành tấm bằng cử nhân đại học thương mại, có người
yêu là CEO của một quỹ đầu tư. Không ít người ngạc nhiên khi cô hoa
hậu đang thành công đó đột nhiên quay sang... bán ốc. Nhưng Loan có lý
do riêng của mình.
Loan nói chuyện cùng những người xung quanh với phong thái khác hẳn ngày mới đăng quang. Không chỉ thế, cô còn tung lên báo những bộ hình quyến rũ, nóng bỏng. Người đẹp biển, chụp bikini chẳng có gì lạ. Và tôi tìm gặp Loan. Hóa ra mọi thứ đều có thể thay đổi, hoa đồng nội giờ đây người ta cũng có thể mang trồng ở... phố.
Ngày trước, hầu hết mọi người và cánh phóng viên theo dõi cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010 đều dự đoán Nguyễn Thị Loan sẽ trở thành hoa hậu vì cô đẹp, vẻ đẹp mặn mà so với các nhan sắc còn lại. Thế nhưng ở đêm chung kết, khi cô cất tiếng trả lời câu hỏi dành cho top 5 thí sinh, cũng những người ấy lại quay ra lắc đầu với nhau, bởi người đẹp như thế mà... nói ngọng. Chất giọng đặc trưng quê lúa Thái Bình, người dân ở đây thường ngọng chữ “l” với “n” đã khiến Loan mất điểm. Sau cuộc thi, cô thành thật: “Đêm chung kết em đã ngoái lại và thất bại, em không vượt qua được chính mình và thấy tiếc”. Có lẽ danh hiệu Hoa hậu biển hợp với cô hơn là danh hiệu cao nhất.
Loan nói chuyện cùng những người xung quanh với phong thái khác hẳn ngày mới đăng quang. Không chỉ thế, cô còn tung lên báo những bộ hình quyến rũ, nóng bỏng. Người đẹp biển, chụp bikini chẳng có gì lạ. Và tôi tìm gặp Loan. Hóa ra mọi thứ đều có thể thay đổi, hoa đồng nội giờ đây người ta cũng có thể mang trồng ở... phố.
Ngày trước, hầu hết mọi người và cánh phóng viên theo dõi cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010 đều dự đoán Nguyễn Thị Loan sẽ trở thành hoa hậu vì cô đẹp, vẻ đẹp mặn mà so với các nhan sắc còn lại. Thế nhưng ở đêm chung kết, khi cô cất tiếng trả lời câu hỏi dành cho top 5 thí sinh, cũng những người ấy lại quay ra lắc đầu với nhau, bởi người đẹp như thế mà... nói ngọng. Chất giọng đặc trưng quê lúa Thái Bình, người dân ở đây thường ngọng chữ “l” với “n” đã khiến Loan mất điểm. Sau cuộc thi, cô thành thật: “Đêm chung kết em đã ngoái lại và thất bại, em không vượt qua được chính mình và thấy tiếc”. Có lẽ danh hiệu Hoa hậu biển hợp với cô hơn là danh hiệu cao nhất.
Nguyễn Thị Loan |
Gặp bây giờ, hơn hai năm sau khi trở thành cô gái đẹp có danh hiệu, Loan không nói ngọng nữa, nói chuyện cùng những người xung quanh cũng với phong thái khác hẳn ngày mới đăng quang. Cô khoe đã bỏ tiền học hai khóa đào tạo MC để trau dồi kỹ năng mềm cho cuộc sống. Không chỉ biết tạo dáng chụp hình, xuất hiện trên báo, cô còn hay xuất hiện ở các sự kiện và là gương mặt đắt show. Cô bảo bây giờ dư tiền mời tôi một buổi cà phê vì cô vẫn nhớ, lần gặp trước đây cô được tôi mời.
Sau khi trở thành cử nhân ngành thương mại, Loan cho biết dự án kinh doanh đầu tiên của cô là mở quán ốc Sài Gòn mang tên Ốc Bông Hậu ở Hà Nội. Bảng kế hoạch cuộc đời bắt đầu được cô viết lên chương mới.
Điều tôi muốn thay đổi đầu tiên là giọng nói
Hơn hai năm sau khi trở thành cô gái có danh hiệu, chị đã làm gì trước tiên để có ngày hôm nay?
Ngay sau cuộc thi, tôi đã viết ra điểm yếu của mình, những thứ mình còn thiếu. Ngoài kiến thức xã hội, tôi nhận ra khuyết điểm của bản thân cần sửa đổi. Và điểm cần thay đổi trước tiên là giọng địa phương. Tôi đã luyện tập để có giọng nói dễ nghe và truyền cảm hơn.
Tôi học lớp MC chuyên nghiệp khoảng nửa năm nay, đã xong khóa ba tháng và chuẩn bị học lên lớp chuyên nghiệp hơn. Ngoài sửa được tật nói ngọng, khóa học còn cho tôi sự tự tin trong giao tiếp. Điều này rất cần nếu muốn thành công trong công việc. Học phí cũng là số tiền khá đấy. Khóa cơ bản hơn 3 triệu đồng, khóa chuyên nghiệp tới đây chắc cả nghìn đô, nhưng tôi sẽ cố được.
Hơn nghìn đô mà thay đổi được khuyết điểm lớn của bản thân, tưởng số tiền đó không lớn so với thu nhập của chị?
Cuộc sống thường ngày của tôi là với các bạn cùng lớp, mà sinh viên đa số là nghèo. Gia đình tôi cũng xuất phát từ nhà nông nên số tiền dù 3 triệu, 5 triệu hay cả nghìn đô đều có giá trị. Một người bạn tôi mới ra trường lương tháng chỉ 3 triệu đồng. Tất nhiên, một cô người mẫu thu nhập một tháng có thể vài nghìn đô, sống sung túc. Quan trọng là thu nhập của mỗi người làm nên giá trị gì với chính bản thân họ và gia đình.
Lúc mới đăng quang, chị đã dành tiền thưởng sau cuộc thi để mua chiếc xe tay ga (xe Lead). Bây giờ chị còn dùng nó chứ?
Hôm nay tôi tới bằng xe Lead đây (cười vui vẻ). Nó đúng là phần thưởng hữu ích vì nếu cứ đi xe buýt, không biết tôi có đi diễn được không. Vì xe buýt không “thức” khuya và chủ động được.
Ngày xưa chị đẹp, dù mộc mạc hơn lúc này. Chị có thường soi gương và nhận ra, ồ mình đã khác?
Tôi luôn nghĩ phải làm thế nào để vẫn là đóa hoa đồng nội chưa hề nhạt màu. Chỉ khác là đóa hoa đó vì được đón nhiều ánh nắng nên đã trưởng thành hơn và đang tỏa hương sắc theo một cách khác. Thỉnh thoảng xem lại hình mình đã chụp, đọc lại các bài báo mình từng trả lời, tôi có lúc đã cười vì sao ngày xưa mình thật thà thế. Còn bây giờ, tôi đã trưởng thành hơn, nói đúng được suy nghĩ của một cô gái 22 tuổi, không còn khờ khạo.
Thực ra tôi có chút ngạc nhiên khi nhìn lại bản thân, bởi vì tôi cũng không ngờ hình ảnh mình đã thay đổi. Vì chính tôi từng đặt câu hỏi ở thời điểm mới trở về từ cuộc thi, không biết hai năm nữa mình sẽ thế nào. Nhưng rồi tôi ngộ ra một điều, không phải mình ở vị trí nào mà quan trọng là mình làm gì và người đối diện cảm nhận về mình ra sao.
Đã là cử nhân, chị hình như đắt show hơn, phong thái cũng khác trước nhiều lắm. Chị chuẩn bị làm gì sau những biến đổi ấy?
Tôi kinh doanh ốc Sài Gòn ở Hà Nội (ngõ đối diện Nhà hát Lớn trên phố Tràng Tiền). Tôi đặt tên quán rồi, sẽ là Ốc Bông hậu (cười tươi).
Quán ốc của một hoa hậu có gì đặc biệt?
Sẽ là quán có thương hiệu, trang web. Tôi làm mọi thứ chuyên nghiệp và đảm bảo mọi người tới quán sẽ được ăn ốc sạch. Người Hà Nội vẫn thích văn hóa vỉa hè, hơn nữa vị trí quán cũng rất đắt nên tôi sẽ vừa bán trong nhà, vừa tận dụng khu vực vỉa hè để bán. Nói là quán có thương hiệu nhưng tôi tự làm một mình. Vốn ban đầu cũng ít (chừng 100 triệu đồng) vì được hỗ trợ tiền thuê mặt bằng, đóng tiền mỗi tháng một lần.
Chị nói được bạn trai ủng hộ trong kế hoạch kinh doanh đầu tiên, anh ấy là người thế nào?
Anh ấy hơn tôi 8 tuổi nhưng nhìn mặt rất trẻ nên ai cũng đoán chỉ hơn 1-2 tuổi. Hiện anh là CEO lĩnh vực viễn thông và quỹ đầu tư nước ngoài. Công việc của anh ấy rất đa-di-năng.
Một cô gái sinh ra và lớn lên ở nông thôn, một người lại là anh chàng thành thị “xịn”, du học Mỹ. Chị nghĩ đó là sự bù trừ hay là một khoảng cách?
Anh ấy sinh ra trong gia đình Hà Nội gốc, 15 tuổi đã du học, một mình tự lập để học xong cấp ba và thi vào đại học. Ra trường, anh ấy tự phấn đấu để có việc làm bên đó, mãi tới năm 2008 mới về Việt Nam. Bạn trai tôi từng phải đấu tranh để bám trụ với cuộc sống, cố gắng để có mức lương xứng đáng với những vất vả đã trải qua mà không phải xin xỏ bố mẹ. Tôi và anh ấy đều tự lập. Nhưng tôi tin sự tự lập của anh ấy vất vả hơn vì ở Mỹ môi trường khắc nghiệt hơn Việt Nam rất nhiều.
Khi quen nhau, anh và tôi đều không nhìn vào gia đình mà nhìn nhận trên phương diện cá nhân để đến với nhau, xét ở khía cạnh mình có được trân trọng không nên không còn khoảng cách.
Mới ra trường, tôi nghĩ mình cần có sự nghiệp riêng nên chưa nghĩ nhiều về chuyện đó. Khi tôi mở quán ốc, anh ấy rất ủng hộ và nhiệt tình cho những lời khuyên. Hướng tư duy, tôi học được từ anh ấy rất nhiều về việc đặt câu hỏi, mình cần gì và thiếu gì.
Tuy thế, công việc của tôi mới ở giai đoạn viết xong đề mục, dạng kế hoạch cần triển khai. Đó cũng là điều người yêu đã dạy tôi. Anh ấy bảo phải viết ra chi tiết và cố gắng đi đúng lộ trình. Bản kế hoạch thứ hai tôi đang viết và khi đó chắc tôi cần đến những người bạn.
Cảm ơn những chia sẻ của chị.
0 comments:
Post a Comment